Tiềm năng nào cho ngành thủy sản trong quý 2?
Phân tích triển vọng ngành thủy sản quý 2/2022 và đánh gia cơ hội đầu tư cổ phiếu thủy sản
- Mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng qua 4 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế nước ta về cơ bản tiếp tục phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực.
- Đồng Việt Nam ổn định: Kim ngạch xuất nhập khẩu được đánh giá khả quan trong bối cảnh Việt Nam đồng (VND) ổn định là một điểm sáng của bức tranh kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. 2 tháng đầu năm nay, tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước diễn biến tương đối ổn định, Việt Nam đồng tăng giá nhẹ 0,03%. Diễn biến tiêu cực xảy ra dồn dập trên thị trường tiền tệ thế giới, nhất là căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraina, FED tăng lãi suất, lạm phát bao phủ châu Âu…, nhưng tại Việt Nam, với nền tảng dự trữ ngoại hối dồi dào (hơn 105 tỷ USD tính đến thời điểm đầu tháng 10/2021) cùng lượng kiều hối chảy về đều đặn (dự kiến 20 tỷ USD trong năm 2022), VND được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong suốt năm 2022 với biên độ hẹp 0,25-0,75%.
- Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới tăng đang tạo ra tiềm năng tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng tạo ra động lực tăng trưởng cho toàn ngành.
- Sự phục hồi của ngành dịch vụ thực phẩm ở Mỹ sẽ hỗ trợ tiêu thụ thủy sản vào năm 2022. Hiệp hội Các nhà sản xuất dịch vụ ăn uống quốc tế (IFMA) dự kiến năm 2022, tăng trưởng ngành dịch vụ thực phẩm đạt 4,9% so với năm 2021.
=> Ngành Thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng. Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, ngành này đang được nhà nước và các bộ ban ngành hết sức quan tâm và định hướng phát triển.
Chu kỳ ngành Thủy sản thứ 1: 1950 - 1960: Giai đoạn hình thành
- Những năm 1960 - 1975, đánh dấu bằng việc thành lập Tổng cục Thủy sản năm 1960. Đây là thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam như một chỉnh thể ngành kinh tế-kỹ thuật của đất nước.
Chu kỳ ngành thủy sản thứ 2: 1976 - 1980: Giai đoạn tăng trưởng và suy thoái
- Những năm 1976 – 1980, đất nước thống nhất, ngành Thủy sản bước sang giai đoạn phát triển mới trên phạm vi cả nước. Tầm cao mới của ngành được đánh dấu bằng việc thành lập Bộ Hải sản năm 1976. Thực hiện 10 năm Di chúc Bác Hồ, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước, đem lại tác dụng rất lớn.
Chu kỳ ngành thủy sản thứ 3: Giai đoạn 1981 đến nay
- Năm 1981, Bộ Hải sản được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản, ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế để giữ vững nhịp độ tăng trưởng.
- Từ 1997-2020: XK tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung bình hàng năm 10% từ 758 triệu USD lên 8,5 tỷ USD.
- Năm 2021: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020 (8,41 tỷ USD), đạt 104,6% so kế hoạch (8,5 tỷ USD). Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu đạt được những bước tiến lớn như vậy là do Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực vào tháng 8/2021. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nông nghiệp nói chung trong đó có thủy sản thì đây được xem như một cú "thoát hiểm" ngoạn mục của lĩnh vực này.
Hơn nữa, ngày càng có nhiều bệnh lạ xuất hiện làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm của ngành chăn nuôi. Do đó người tiêu dùng có xu hướng sử dụng nguồn cung từ thủy sản vào các bữa ăn thường ngày hơn là các sản phẩm có nguồn gốc động vật.
Do số lượng sản phẩm phong phú và đa dạng, mặt hàng thủy sản nước ta có cơ hội cạnh tranh cao trên thị trường tiêu dùng quốc tế.
Khu vực miền Bắc với thế mạnh về các loại cá nước ngọt, chăn nuôi cá - lúa và nuôi cá lồng trên biển.
Khu vực miền Trung tập trung vào nuôi thâm canh tôm sú và nuôi cá lồng trên biển và tôm hùm.
Khu vực miền Nam sở hữu nhiều loại hình chăn nuôi đa dạng như nuôi ao, hàng rào, nuôi lồng cho cá da trơn và nhiều chủng loại khác như cá lóc, cá rô đồng, tôm càng xanh được nuôi thâm canh tích hợp với các chủng loại khác như mô hình chăn nuôi kết hợp cá – lúa, tôm lúa và mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với rừng ngập mặn.
Các loại thủy sản thế mạnh tại Việt Nam gồm: cá da trơn, tôm, cá rô phi cùng với một số chủng loại đang trên đà tăng trưởng như các loài nhuyễn thể có vỏ và cá biển như cá bớp, cá tuyết và cá mú. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Mekong, chiếm đến 75% - 80% sản lượng cá da trơn và tôm toàn quốc.
1. Chính sách đầu tư của nhà nước đối với hoạt động thủy sản
Đối với các hạng mục hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản; vùng sản xuất giống tập trung:
2. Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động Thủy sản ở nước ta
Căn cứ theo quy định tại Điều 6. Chính sách ưu đãi thuế Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định Số: 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản như sau:
1. Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác.
2. Không thu lệ phí trước bạ đối với tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản.
3. Miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
4. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
5. Các trường hợp sau không chịu thuế giá trị gia tăng:
a) Sản phẩm thủy sản của tổ chức, cá nhân nuôi trồng, khai thác bán ra.
b) Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp khai thác hải sản.
6. Chủ tàu khai thác hải sản được hoàn thuế giá trị gia tăng của tàu dùng để khai thác hải sản đối với tàu được đóng mới, nâng cấp có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
7. Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác hải sản.
8. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản, thu nhập từ dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để phục vụ hoạt động khai thác hải sản.
9. Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
Tiềm năng của ngành thủy sản là tương đối tích cực trong tương lai khi:
Mặc dù trải qua một năm 2021 đầy thách thức, tuy nhiên xuất khẩu Ngành thủy sản đã đạt được những con số rất tích cực, cụ thể đạt trên 8,89 tỷ USD. Xuất khẩu thuỷ sản năm qua tăng 6% so với năm 2020, được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đánh giá là kết quả vượt mong đợi. Trước đó, ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2021 là 8,8 tỷ USD. Điều này cho thấy Ngành Thủy sản Việt Nam đang ngày càng phát triển và vươn tầm ra thế giới.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 3/2022 ước đạt gần 703 ngàn tấn, (tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó sản lượng khai thác 326 ngàn tấn (bằng 96,3%), sản lượng nuôi trồng thủy sản 375 ngàn tấn (tăng 9,9%). Đưa lũy kế đến hết tháng 3/2022, tổng sản lượng thủy sản ước đạt gần 1,9 triệu tấn tăng 2,4% cùng kỳ 2021, trong đó sản lượng khai thác thủy sản là 875 ngàn tấn (giảm 1,2%), sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 995 ngàn tấn (tăng 5,9%).
Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 3/2022 ước đạt 900 triệu USD, tăng 22,4% so với vùng kỳ 2021, lũy kế 3 tháng đầu năm 2022 ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu tôm tháng 4/2022 đạt 406 triệu USD, tổng 4 tháng đầu năm 2022 đạt 1,36 tỷ USD tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý 2 ngành tôm bước vào chính vụ thu hoạch với sản lượng lớn nhất trong năm kéo dài đến hết quý 3 cùng với đó nhu cầu của thị trường Mỹ, Nhật Bản rất cao.
Xuất khẩu cá tra trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 950 triệu USD tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu thiêu thụ từ thị trường Mỹ và Trung quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Ngành Thủy sản là Ngành chu kỳ. Chu kỳ của Ngành thường kéo dài khoảng 2 năm. Doanh thu & Lợi nhuận của các DN phụ thuộc lớn vào giá thủy hải sản, cụ thể là tôm, cá tra,… Giá tôm xuất khẩu hiện đang dao động trong biên độ 14-15 USD/kg và có xu hướng tăng trong trung hạn. Đồng thời, giá cá tra đã chạm đáy vào đầu năm 2020 và đang tăng trưởng trở lại, hiện tại giá cá đang nằm trong khoảng 3.5 – 3.7 USD/kg.
Các hiệp định FTA “mở cửa” xuất khẩu
Việt Nam đã ký 16 FTA, trong đó có những đối tác quan trọng như Anh, Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Úc; đang tiếp tục đàm phán 2 FTA với Israel và khối EFTA. Đặc biệt Việt Nam đã hoàn tất một số hiệp định thế hệ mới mang tính chiến lược như EVFTA, CT-TPP, EAEU – VN FTA. Với số lượng Hiệp định như trên, Việt Nam sẽ được miễn/giảm thuế suất xuất khẩu theo một lộ trình cụ thể; từ đó giúp mặt hàng Thủy hải sản được đẩy nhanh xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Đặc biệt, kể từ ngày 01.01.2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (gọi tắt là RCEP) sẽ chính thức có hiệu lực. Đây là Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và 5 đối tác kinh tế ngoài ASEAN là Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Nhật Bản và Trung Quốc. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường quan hệ đối tác, cơ hội việc làm và thu nhập cho khu vực kinh tế với quy mô 2,2 tỷ dân (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) và GDP trên 26 nghìn tỷ USD (tương đương 30% GDP toàn cầu). Từ đó có thể thấy dư địa tăng trưởng cho Lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Ngành Thủy sản nói riêng rất tốt.
=> Team đánh giá KHẢ QUAN đối với ngành Thủy sản nhờ :
1, Tín hiệu khả quan từ xuất khẩu thủy sản. Với đà xuất khẩu này, Với nhu cầu lớn từ các thị trường, dự báo xuất khẩu thủy sản quý 2 đạt 2,8 – 3 tỷ USD tăng 36 – 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó các sản phẩm sang Mỹ, EU và các nước thành viên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ duy trì tích cực nhờ nhu cầu cao và đòn bẩy từ các hiệp định thương mại.
2, Các hiệp định FTA “mở cửa” xuất khẩu sẽ giúp việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được giảm mức thuế suất đi khiến cho lợi nhuận của việc xuất khẩu thủy sản sẽ tăng lên.
Các mã thủy sản được team đánh giá cao hiện tại đang ở vùng giá hấp dẫn mọi người có thể mua đầu tư dài hạn: VHC, CMX, ACL.
* Rủi ro đầu tư với ngành thủy sản: Liên quan đến thị trường Nga và Ukraine Trung tâm đào tạo và xúc tiến thương mại Vasep (Vasep Pro) cho biết, xung đột Nga-Ukraine khiến cho xuất khẩu thủy sản sang Nga giảm 86% trong tháng 3 chỉ còn 2,7 triệu USD và xuất khẩu sang Ukraine bị dừng hoàn toàn trong tháng 3. Tuy Nga chỉ chiếm chưa tới 2% và Ukraine chiếm 0,3% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nghĩa là sụt giảm về doanh thu ở 2 thị trường này không đáng kể, nhưng hệ lụy của cuộc chiến đối với ngành thủy sản không hề nhỏ vì giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến cả sản xuất, xuất khẩu. Chi phí vận chuyển kho bãi và phí dịch vụ xuất khẩu ở cảng biển tăng cũng ảnh hưởng tơi xuất khẩu.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận