Tiêm cùng lúc 2 loại vắc xin Covid-19 kết quả thế nào?
Đối mặt tình trạng khan hiếm nguồn cung vắc xin ngừa Covid-19, một số nước áp dụng chiến lược tiêm vắc xin của các hãng khác nhau, và cách làm này dường như có thể tăng cường phản ứng miễn dịch, theo chuyên san Science.
Canada và một số nước châu Âu đang khuyên dùng vắc xin khác cho mũi tiêm thứ hai ở một số người, chẳng hạn như mũi đầu tiên là vắc xin của hãng AstraZeneca, trong khi mũi còn lại có thể là Pfizer/BioNTech hoặc Moderna.
Dữ liệu sơ bộ cho thấy cách tiếp cận trên dường như mang lại lợi ích trong việc ngăn ngừa Covid-19 cho các đối tượng này.
Dựa trên chứng cứ có sẵn, “chúng tôi đề nghị người nào tiêm mũi đầu tiên là vắc xin AstraZeneca có thể tiêm mũi thứ hai là vắc xin mRNA (hoạt động theo cơ chế huấn luyện các tế bào người tạo ra protein kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể)”, Đài NPR ngày 19.6 dẫn lời bác sĩ Caroline Quach-Thanh, người đứng đầu Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Tiêm chủng của Canada. Cả vắc xin Pfizer/BioNTech lẫn Moderna đều thuộc nhóm vắc xin mRNA.
Ủy ban dẫn các kết quả từ báo cáo của Đức và các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở Anh và Tây Ban Nha, tất cả đều ủng hộ việc tiêm chéo vắc xin và cho rằng đây là biện pháp an toàn.
“Đây không phải là khái niệm mới”, theo ủy ban tư vấn của Canada. Trong quá khứ, những sản phẩm vắc xin khác nhau đã được sử dụng để tiêm chủng cho cúm mùa, viêm gan siêu vi A…
Bên cạnh Canada, các quốc gia châu Âu áp dụng biện pháp trên có thể kể đến Pháp, Tây Ban Nha, Đức.
Theo Đài NPR, mọi dòng vắc xin đều hoạt động như thể chúng là virus đang xâm nhập cơ thể, nhằm huấn luyện hệ miễn dịch phản ứng nếu có virus thực sự tấn công. Vì vậy, việc dùng hai dòng vắc xin cũng giống như mang đến hai hình ảnh khác nhau của virus, cho phép hệ miễn dịch của cơ thể người phản ứng tốt hơn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận