menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thu Miên

Thương mại điện tử châu Á tăng nhanh, giao dịch trực tiếp vẫn giữ vai trò quan trọng

Nghiên cứu mới nhất của UPS (Tập đoàn hàng đầu thế giới về logistics) về việc mua hàng công nghiệp tại châu Á công bố mới đây chỉ ra rằng, trong khi kinh doanh trực tuyến đang ngày càng phát triển thì các mối quan hệ truyền thống, tương tác trực tiếp và c

Nghiên cứu khảo sát 600 người mua hàng công nghiệp tại khắp các doanh nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan, cung cấp những kiến thức thông tin giá trị về khu vực, cũng như những đặc điểm thị trường cụ thể nhằm giúp các doanh nghiệp B2B kết nối tốt hơn với người mua ở châu Á.

Bà Sylvie Van Den Kerkhoff, Phó Chủ tịch Marketing của UPS tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhận định, tại châu Á, các mối quan hệ kinh doanh không thể tiến hành đơn phương. Các kênh bán hàng trực tuyến rất phổ biến và các hình thức bán hàng trực tiếp cũng vậy, từ đó đòi hỏi sự cân bằng quan trọng cho các doanh nghiệp muốn bán hàng tại khu vực này. Dữ liệu cho thấy, các doanh nghiệp muốn kinh doanh tại thị trường châu Á cần đảm bảo rằng các hoạt động thương mại điện tử và truyền thống của họ đều được tối ưu hóa và tích hợp, đồng thời cần chắc chắn rằng các dịch vụ hậu mãi như trả hàng vẫn mang đến trải nghiệm tối ưu cho người mua.

Ở các khu vực khác, nhân khẩu học ảnh hưởng đến hành vi mua hàng nhiều hơn; trong khi để thành công ở châu Á, yếu tố quốc tịch hay độ tuổi không quan trọng bằng trách nhiệm trong công việc của người mua hàng. Theo nghiên cứu, Châu Á là một khu vực có độ phức tạp cực lớn, nơi mà tất cả người mua đều tập trung phục vụ các nhu cầu dịch vụ mục tiêu cho tổ chức của họ.

Báo cáo cho thấy việc mua hàng trực tuyến vẫn tiếp tục tăng lên và người mua hàng công nghiệp tại châu Á sẽ sử dụng kênh mua hàng này nhiều hơn trong vòng 5 năm tới. Trong số những người thích mua hàng trực tuyến, Nhật Bản mua sắm với tỷ lệ cao hơn so với Trung Quốc và Thái Lan (31% ở Nhật Bản và 14% ở Trung Quốc và Thái Lan).

Trong khi đó tại Thái Lan, các công ty có ngân sách cao hơn báo cáo rằng trong 3 đến 5 năm tới, các doanh nghiệp này có nhiều khả năng chuyển sang mua hàng trực tuyến; ở Trung Quốc, việc mua hàng trực tuyến trên điện thoại đang gia tăng mạnh hơn so với các quốc gia châu Á khác.

Mặc dù vậy, báo cáo cũng chỉ ra rằng, việc trao đổi qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp xảy ra ở châu Á thường xuyên hơn ở Hoa Kỳ hoặc Châu Âu. Người mua hàng ở châu Á đặc biệt coi trọng việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp trước khi mua hàng trực tuyến – điều này được thấy rõ nhất ở Trung Quốc, nơi mà tạo niềm tin là một bước quan trọng trước khi thực hiện quá trình giao dịch.

Bên cạnh đó, khu vực Châu Á tương đồng với các vùng lãnh thổ khác trên thế giới về số lượng người mua từ các nhà cung cấp nội địa. Cụ thể, 67% giao dịch mua hàng B2B ở Châu Á đến từ các nhà cung cấp trong nước, trong khi đó, còn số này ở Hoa kỳ là 73% và ở châu Âu là 64%. Tuy nhiên, Nhật Bản là một ngoại lệ tại khu vực này, nơi người mua thực hiện 90% tất cả các giao dịch mua sắm hàng hóa trong nước.

Điều này có thể thay đổi trong tương lai gần, đặc biệt với các quốc gia gần đây đã ký kết các thỏa thuận thương mại tự do, trong đó đáng chú ý nhất là với Liên minh châu Âu.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, chính sách hậu mãi vẫn là yếu tố quan trọng của việc mua hàng công nghiệp đối với bất kỳ người mua hàng và ngành nghề nào. Tuy nhiên, người mua tại khu vực châu Á đặc biệt coi trọng tất cả các dịch vụ hậu mãi hơn so với người mua ở các khu vực khác, bao gồm các dịch vụ như trả lại hàng, dịch vụ lấy hàng cho các sản phẩm khó vận chuyển và cung cấp sẵn bao bì vận chuyển để trả lại hàng.

Ông Russell Reed, Giám đốc điều hành của UPS Việt Nam và Thái Lan nhận định: “Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan thuộc top 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, do đó kết quả của nghiên cứu này đặc biệt phù hợp với các nhà sản xuất và phân phối của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp khai phá tiềm năng bán hàng. Báo cáo chỉ ra một số phát hiện mang tính nhất quán dành cho mọi khu vực như yếu tố hậu mãi, điều mà UPS luôn không ngừng cải tiến để mang lại những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng. Quan trọng nhất, nghiên cứu này còn nhấn mạnh thực tế rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm ra chiến lược thị trường cụ thể khi giao dịch với người mua công nghiệp, tập trung lưu ý về nhu cầu riêng của ba thị trường lớn này.”

Nghiên cứu về động lực mua hàng công nghiệp năm 2019 của UPS tại Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được thực hiện bởi Burke, Inc. trên danh nghĩa của UPS, dựa trên khảo sát hơn 3.400 đáp viên trên toàn cầu, bao gồm 600 ở châu Á, mua phụ tùng công nghiệp, sản phẩm hoặc vật tư để sử dụng trong 15 ngành công nghiệp.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại