Thượng Hải sớm mở cửa, giá dầu tăng
Giá dầu Brent trên sàn London tăng 2,9 USD, tương đương 2,4%, lên 114,24 USD/thùng. Giá dầu WTI tại New York tăng 3,71 USD, tương đương 3,4%, lên 114,2 USD/thùng. Thượng Hải đặt mục tiêu mở cửa thành phố và cho phép người dân quay trở lại cuộc sống bình thường từ ngày 1/6.
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch 16/5 trong bối cảnh triển vọng nhu cầu dầu mỏ được cải thiện sau khi một số thông tin tích cực liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc xuất hiện.
Giá dầu Brent trên sàn London tăng 2,9 USD, tương đương 2,4%, lên 114,24 USD/thùng. Trong phiên, có thời điểm giá dầu Brent giảm xuống ngưỡng 109 USD/thùng.
Giá dầu WTI tại New York tăng 3,71 USD, tương đương 3,4%, lên 114,2 USD/thùng.
Thượng Hải đặt mục tiêu mở cửa thành phố và cho phép người dân quay trở lại cuộc sống bình thường từ ngày 1/6 tới trong bối cảnh 15/16 quận không ghi nhận ca nhiễm mới ngoài khu vực phong tỏa, theo một quan chức thành phố.
Tuy nhiên, có khoảng 46 thành phố tại Trung Quốc vẫn đang bị phong tỏa, ảnh hưởng tới tiêu dùng, hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sử dụng năng lượng tại đây.
“Chúng ta đang được chứng kiến một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu sẽ gia tăng trở lại trong khu vực, qua đó giúp giá dầu tăng cao hơn”, theo Bob Yawger, Giám đốc mảng hợp đồng tương lai năng lượng tại Mizuho.
Trung Quốc vừa công bố dữ liệu sản lượng công nghiệp giảm trong tháng 4. Theo đó, sản lượng dầu thô được xử lý cũng giảm 11%, với công suất ngày giảm xuống ngưỡng thấp nhất từ tháng 3/2020.
Giá xăng tương lai tại Mỹ tiếp tục thiết lập đỉnh mới sau khi sản lượng xăng dự trữ giảm xuống. Khối lượng xăng trong kho dự trữ chiến lược quốc gia giảm xuống 538 triệu thùng, thấp nhất kể từ năm 1987, theo dữ liệu của Bộ Năng lượng Mỹ.
Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi thông tin một số nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ quan điểm lạc quan về tương lai lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga.
Tuy nhiên, các Bộ trưởng Ngoại giao EU trong ngày 16/5 đã không thể thuyết phục Hungary đồng ý với kế hoạch của mình.
Annalena Baerbock, Ngoại trưởng Đức, cho biết khối này cần thêm thời gian để đạt được sự thống nhất tuyệt đối.
“Với việc lệnh cấm vận của EU có thể sẽ sớm được thông qua, bên cạnh đó là kế hoạch tăng chậm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), giá dầu được dự báo sẽ duy trì ở ngưỡng quanh 110 USD/thùng”, theo Naohiro Niimura, Đối tác tại Market Risk Advisory.
Kim loại quý
Giá vàng tăng nhẹ trong phiên giao dịch 16/5 trong bối cảnh lợi suất trái phiếu và đồng USD sụt giảm.
Giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.817 USD/ounce tại thời điểm 13h52 giờ ET. Trước đó, giá vàng có thời điểm tụt xuống ngưỡng 1.786,6 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 31/1. Giá vàng tương lai tại Mỹ tăng 0,3% lên 1.814 USD/ounce.
Giá vàng tăng do lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD giảm xuống, theo Bob Haberkorn, Chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures. Tuy nhiên, ông bổ sung giá trị đồng USD sẽ “vẫn ở ngưỡng cao khi Fed có thể tăng mạnh lãi suất trong thời gian tới”.
Vàng được coi là một nơi trú ẩn của nhiều nhà đầu tư trước lạm phát, tuy nhiên, việc lãi suất tăng cao sẽ khiến cho kim loại quý này mất dần sự hấp dẫn.
“Nhiều người vẫn cho rằng vàng đang được định giá quá thấp, và sẵn sàng mua vào trong bối cảnh giá vàng liên tục giảm thời gian gần đây”, Fawad Razaqzada, Chuyên gia phân tích thị trường tại City Index, chia sẻ.
Giá bạc giao ngay tăng 2,2% lên 21,53 USD/ounce sau khi rơi xuống ngưỡng thấp nhất từ tháng 7/2020 trong ngày 13/5.
Giá platinum tăng 0,2% lên 940,28 USD/ounce. Giá palladium tăng 3,9% lên 2.019,70 USD/ounce.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận