Thương chiến Mỹ - Trung sẽ tạo ra 2 thế giới công nghệ?
Việc Mỹ áp dụng lệnh hạn chế giao dịch với các công ty công nghệ Trung Quốc, khiến cho nước này phải buộc tìm cách tự chủ về công nghệ.
Thị trường toàn cầu đã tăng điểm sau khi Mỹ và Trung Quốc nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối tuần trước, nhưng các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang dần thích ứng với sự thay đổi bối cảnh kinh doanh và theo đó quan hệ thương mại (và cả về công nghệ) sẽ chẳng bao giờ lành lại như trước.
Mặc dù vẫn chưa có thông tin chi tiết nào về 1 thỏa thuận thương mại, ông Trump đề xuất rằng ông ấy có thể nới lỏng việc cấm các công ty công nghệ Mỹ giao dịch với Huawei trong một số các trường hợp không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Mặc dù trước đây công ty này được miêu tả như là 1 mối đe dọa với an ninh quốc gia.
Những chuyên gia theo dõi sát sao về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung và những tác động của cuộc chiến lên môi trường công nghệ nhận định rằng, bất chấp hai bên đã chịu ngồi xuống để đối thoại, quan hệ thương mại giữa Mỹ - Trung có thể sẽ thay đổi và có thể là theo chiều hướng xấu hơn.
Ông Hans-Paul Burkner Chủ tịch của công ty tư vấn Boston Consulting Group chia sẻ với CNBC tại diễn đàn Kinh tế thế giới tại Dalian ( Trung Quốc) vào ngày 1/7 vừa qua rằng: “Mọi người đều rất hạnh phúc vì các cuộc đàm phán lại đã được nối lại, nhưng rõ ràng nhiều người trong chúng ta tin rằng những căng thẳng sẽ tiếp tục diễn ra và các doanh nghiệp vẫn phải đa dạng hóa nguồn cung của họ, và phải suy nghĩ lại về việc mở rộng danh mục đầu tư của họ trên khắp thế giới để ít bị tổn thương nhất.”
Ông Burkner dự đoán rằng sẽ “có 1 sự dịch chuyển mạnh mẽ” của sản xuất từ Trung Quốc sang các khu vực khác trên thế giới, cả từ các công ty nội địa lẫn công ty nước ngoài. Ông cũng đưa ra dự đoán khả năng về thời đại của “2 thế giới công nghệ” nếu các công ty Trung Quốc và Mỹ ngừng cung cấp và giao dịch với nhau.
“Lý tưởng mà nói chúng ta vẫn giữ sân chơi bình đẳng và chúng ta có thể hợp tác và cạnh tranh với nhau trên toàn thế giới. Nhưng có 1 khả năng là chúng ta sẽ có 2 giới về công nghệ Mỹ và Trung Quốc, hy vọng là điều đó sẽ không xảy ra, nhưng không có gì là không thể.”
Huawei đang nỗ lực phát triển chip của riêng mình, để tránh phụ thuộc vào nguồn cung từ Mỹ. Ảnh: Soyacincau.com
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã được coi như là 1 cuộc chiến về công nghệ. Thật vậy, ông Trump luôn có quan điểm cho rằng Trung Quốc đang có những hành động không công bằng trong thương mại với Mỹ và là một kẻ ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ. Lệnh hạn chế được áp lên cho các công ty Trung Quốc cuối cùng lại khiến cho nước này phải buộc tìm cách tự chủ về công nghệ.
Cũng trong ngày 1/7 vừa qua, ộng Henrik Naujoks, đối tác của công ty tư vấn quản lý toàn cầu Bain & Company, nói với CNBC rằng Trung Quốc đang đạt được những bước tiến lớn trong tiến trình được chuyên gia này miêu tả như “một cuộc đua với Mỹ về công nghệ.” Trong khi Ben Harburg một đối tác quản lý của quỹ MSA Capital miêu tả sự nhượng bộ của Trump với Huawei như việc “tạm hòa hoãn” và cho rằng động thái đó sẽ cho công ty công nghệ này có thời gian để phát triển khả năng sản xuất chip và hệ điều hành của riêng mình.
Ông Naujoks cũng nói thêm rằng: “Sẽ có 1 lượng lớn vốn và nhân lực sẽ được đổ vào để xây dựng sự tự cường và thiết lập 1 dạng hệ sinh thái công nghệ song song tại Trung Quốc để thoát khỏi sự phụ thuộc vào chips và hệ điều hành của Mỹ”. Cuối cùng các công ty Mỹ sẽ trở nên lạc lõng với thế giới đang đổi thay từng ngày, vì công ty Trung Quốc sẽ sản xuất các linh kiện của họ trong nội địa và bán trong Trung Quốc và các thị trường mới nổi.
“Các công ty Mỹ trong lĩnh vực phần cứng như Apple đã tự loại mình khỏi các thị trường thị trường như Châu Phi vì mức giá cao ngất, cho nên nếu chip Mỹ không thể thâm nhập vào các thị trường này, thì chip Trung Quốc sẽ được gắn vào các điện thoại và bán ở những nơi đó”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận