menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Anh Giang

Thương chiến Mỹ-Trung: Mỹ có lợi thế, nhưng Trung chiếm ưu thế?

Sự chênh lệch đến mức phi lý trong cán cân thương mại với Mỹ là sự báo trước cho Trung Quốc về khả năng xảy ra xung đột thương mại, nên....

Sau khi Trung Quốc thông báo áp thuế từ 5% đến 25% đối với 60 tỉ USD hàng hoá của Mỹ - động thái đáp trả việc Mỹ tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc, Tổng thống Trump đã lên tiếng.

"Trung Quốc không nên đáp trả vì chỉ làm tồi tệ hơn. Tôi nói với Chủ tịch Tập Cận Bình và nhiều người bạn Trung Quốc rằng họ sẽ thiệt hại nặng nề nếu không chịu ký thỏa thuận vì các công ty sẽ rời sang nước khác", ông Trump viết trên Twitter.

Vị tổng thống doanh nhân cho rằng Mỹ có lợi thế trong cuộc thương chiến, đặc biệt là còn "dư địa" xấp xỉ 325 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa động tới trong hơn một năm căng thẳng thương mại, theo Reuters.

Thương chiến Mỹ-Trung: Mỹ có lợi thế, nhưng Trung chiếm ưu thế?
Chủ tịch tập Cận Bình đã sẵn sàng và tự tin chơi tay đôi với Tổng thống Trump

Tuy nhiên, theo giới phân tích, Mỹ có lợi thế - chủ yếu nhờ vào sức mạnh nền kinh tế và vị thế của người mua - nhưng Trung Quốc là bên chiếm ưu thế và đó là cơ sở để Chủ tịch Tập Cận Bình tự tin "đấu tay đôi" với Tổng thống Trump.

Mỹ ra tay nhưng Trung Quốc mới là bên nắm thế chủ động

Thứ nhất, sự chênh lệch đến mức phi lý trong cán cân thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là sự báo trước cho Bắc Kinh về khả năng xảy ra xung đột thương mại hoặc người Trung Quốc phải điều chỉnh để làm hài lòng người Mỹ.

Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc phải tìm cách cân bằng cán cân thương mại với Mỹ trong những năm 1990 dưới sức ép của Washington được cho là bài học quý giá cho Trung Quốc, nếu không chủ động giải quyết vấn đề.

Và Bắc Kinh đã chủ động có những bước đi trước khi xung đột thương mại với Mỹ nổ ra, mà khởi phát bằng chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế Trung Quốc được cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo nêu ra lần đầu vào tháng 8/2011.

Việc tái cơ cấu lại nền kinh tế - trong đó đặc biệt tập trung vào kinh tế tiêu dùng nội địa - sản xuất hàng xuất khẩu không còn là ưu tiên số một. Đó được x như bước chạy đà cho cuộc thương chiến trước khi ông Trump thực hiện chính sách thuế quan.

Thứ hai, dù có thặng dư thương mại lớn nhưng lợi ích Trung Quốc có được không hẳn tỷ lệ thuận với giá trị thương mại thặng dư - thậm chí thua thiệt. Nguyên nhân chính là hàng hoá Trung Quốc xuất vào thị trường Mỹ với giá rẻ.

Trong khi công nghệ không có sự khác biệt, lợi thế so sánh không vượt trội, vì vậy để có được hàng giá rẻ, chính phủ Trung Quốc phải hỗ trợ các doanh nghiệp, còn các doanh nghiệp phải tìm cách tối thiểu hoá giá thành, tối thiểu hoá tỷ suất lợi nhuận.

Theo giới chuyên gia kinh tế, Trung Quốc chiếm lĩnh kênh hàng giá rẻ thực ra không mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Do vậy đẩy mạnh xuất khẩu là nhằm mục đích khác (sẽ giới thiệu ở kỳ sau) và khi đạt mục đích, Trung Quốc sẽ thay đổi để giảm thua thiệt.

Vì vậy chính sách thuế quan của Tổng thống Trump thực ra không quá bất lợi với Bắc Kinh, như lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng: “Tăng thuế không giải quyết được gì. Trung Quốc sẽ không đầu hàng sức ép từ bên ngoài”.

Mỹ bất đồng trong chiến lược, Trump sơ xuất trong chiến thuật

Thứ nhất, về chiến lược . Khi chi tiêu hộ gia đình đóng góp tới 70% cho tăng trưởng thì kinh tế Mỹ phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu. Điều đó khiến cho việc dùng chính sách thuế quan để bảo hộ mậu dịch luôn là lợi bất cập hại với kinh tế Mỹ.

Cựu Tổng thống Obama nhìn thấy "gót chân Asin" của Mỹ trong đối trọng với Trung Quốc nên quyết theo đuổi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), mục đích là buộc Trung Quốc phải thay đổi cách làm ăn, thực hiện công bằng thương mại.

Tiếc là Tổng thống Trump đã xoá bỏ di sản của người tiền nhiệm, ưu tiên thương mại song phương, hạn chế thương mại đa phương. Chính điều này giúp cho Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc đối phó 1-1 với Mỹ khi xung đột thương mại nổ ra.

Thứ hai, về chiến thuật. Khi chính quyền Trump thực hiện chiến thuật ra đòn rồi ngừng lại x đối thủ phản ứng ra sao, sau đó mới tung đòn tiếp theo, đã giúp cho Bắc Kinh có đủ thời gian và điều kiện để hiệu chỉnh các nước đi.

Theo giới phân tích, Tổng thống Trump chấp nhận "hoà hoãn" sau khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề G-20 Buenos Aires 2018 là một sơ xuất tệ hại. Bởi thời gian hoà hoãn bao trùm lên Tết Nguyên Đán - sự kiện như phong vũ biểu của kích cầu.

Vì vậy, khi đo lường được thang biểu cuối cùng của kinh tế Trung Quốc qua dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tự tin "chơi tay đôi" với Tổng thống Trump, sau khi gửi "thông điệp tuyệt vời" tới vị tổng thống doanh nhân.

Nhiều chính sách của Mỹ đã tạo lợi điểm cho Trung Quốc

Thương chiến Mỹ-Trung: Mỹ có lợi thế, nhưng Trung chiếm ưu thế?
Chính sách của Mỹ đã tạo ra nhiều lợi điểm cho Trung Quốc và Bắc Kinh đã tận dụng được

Cựu Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Ngụy Kiến Quốc cho rằng Bắc Kinh đủ khả năng và sẵn sàng cho một cuộc thương chiến kéo dài. Ông Ngụy tuyên bố Trung Quốc có nhiều cách đáp trả Mỹ, ngoài tăng thuế, theo South China Morning Post.

Giới phân tích cho rằng nhận định của Cựu Thứ trưởng Ngụy Kiến Quốc là có cơ sở, mà cơ sở được nhận diện chính là lợi điểm mà các chính sách của Mỹ đã tạo ra và Trung Quốc đã tận dụng được.

Thứ nhất, chính sách kích thích cho vay tiêu dùng không hạn chế trong bối cảnh sự lệch pha của nền kinh tế Mỹ chưa khắc phục được - tiêu dùng 7, sản xuất 3 - khiến cho việc trả đũa của Trung Quốc không cần phải tương đương với Mỹ.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả