24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Chung Chính
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thương chiến Mỹ - Trung: Một năm nhìn lại

Tròn một năm kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nổ súng khơi mào cuộc chiến thương mại, kim ngạch xuất khẩu của mỗi nước xuống khoảng 20 tỷ USD.

Tròn một năm kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nổ súng khơi mào cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, cuộc chiến đã kéo giảm kim ngạch xuất khẩu của mỗi nước xuống khoảng 20 tỷ USD. Trong bối cảnh đó, các công ty Mỹ và Trung Quốc đều đang sắp xếp lại chuỗi cung ứng của mình, từ đó tạo tiền đề cho những thay đổi lớn trong nền thương mại toàn cầu.

Cuộc xung đột thương mại bắt đầu từ ngày 6 tháng 7 năm ngoái, khi Washington bắt đầu áp dụng mức thuế mới lên tới 25% đối với 34 tỷ USD hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến một chuỗi các cuộc trả đũa của Trung Quốc và các mức thuế trừng phạt mới do Mỹ áp đặt mặc dù hai bên đã nối lại các cuộc đàm phán, nhưng dường như hai bên vẫn không thể tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề chính.

Những đòn trả đũa thuế quan lẫn nhau đã tác động tới nền kinh tế của cả hai cường quốc này. Đối với Mỹ, các chuyên gia kinh tế nhận định kinh tế Mỹ sẽ phải gánh chịu tổn thất nghiêm trọng do tranh chấp thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Ở phía bên kia, Trung Quốc đang đánh mất đà tăng trưởng vì phải đối mặt với cuộc chiến thương mại với Mỹ, gia tăng các khoản nợ lớn và đồng nội tệ giảm giá.

Thương chiến Mỹ - Trung: Một năm nhìn lại

Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã bắt đầu thu hẹp ngay sau khi Bắc Kinh áp thuế đối với hàng hóa của Mỹ để trả đũa cho động thái của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào tháng 7 năm ngoái nhằm áp các thuế trừng phạt đối với một loạt hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Đến cuối năm, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm gần 4 tỷ USD so với 12 tháng trước đó.

Do ảnh hưởng của thuế quan, rất nhiều chuyến hàng của Trung Quốc trên khắp Thái Bình Dương đã không thể cập bến, với số tiền thiệt hại ước tính lên tới hơn 4 tỷ USD. Theo chuyên gia kinh tế Gary Clyde Hufbauer đến từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, có nhiều lý do cho sự việc này, tuy nhiên lý do chính để giải thích cho sự lênh đênh của những con tàu này là các loại hàng hóa khác nhau mà Mỹ và Trung Quốc xuất khẩu.

Thuế quan của Trung Quốc được áp dụng chủ yếu đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ và nhiên liệu hóa thạch - những mặt hàng có thể dễ dàng mua từ các quốc gia khác. Ngược lại, phần lớn hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ là những sản phẩm đặc trưng không thể dễ dàng được cung cấp bởi các quốc gia khác với chi phí thấp tương tự.

Và bất chấp những nỗ lực nhượng bộ từ phía Bắc Kinh, Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện chính sách áp thuế của mình và ngày 6/7/2018, Mỹ đã áp mức thuế 25% đối với khoảng 34 tỷ USD hàng máy móc, thiết bị điện tử và thiết bị công nghệ cao của Trung Quốc.

Đáp lại, Bắc Kinh lần lượt áp dụng mức thuế quan với quy mô và phạm vi tương đương đối với hàng nông sản, xe hơi và thủy sản của Mỹ. Trung Quốc đã khiếu nại việc Mỹ đánh thuế tại WTO và cho rằng Mỹ đã vi phạm những quy định đã thống nhất của tổ chức quốc tế này.

Ngày 23/8/2018, Mỹ áp dụng thuế quan đối với 16 tỷ USD hàng hóa khác của Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc áp dụng mức thuế 25% đối với 16 tỷ USD hàng hóa của Mỹ, bao gồm xe máy Harley-Davidson, rượu bourbon và nước cam.

Khoảng một tháng sau đó, Washington đã đánh thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc và Bắc Kinh cũng áp thuế quan đối với hàng hóa trị giá 60 tỷ USD của Mỹ.

Thương chiến Mỹ - Trung: Một năm nhìn lại

Ở thời điểm hiện tại, các mức thuế quan có khả năng vẫn được giữ nguyên khi hai nhà lãnh đạo chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề thương mại. Trong bối cảnh đó, các nhà xuất khẩu ở cả hai nước đang chịu áp lực rất lớn từ các đòn trả đũa qua lại, thậm chí nhiều Tập đoàn đa quốc gia có nhà máy tại Trung Quốc đã phải tính đến phương án thiết lập lại chuỗi cung ứng của mình.

Ông Gerry Mattios - Phó chủ tịch của công ty tư vấn Bain & Company của Mỹ cho biết, các công ty ban đầu có thái độ chờ đợi, nhưng dường như họ không còn đủ kiên nhẫn nữa và bắt đầu sắp xếp lại chuỗi cung ứng của họ.

Không phải chỉ có các công ty, các tập đoàn lớn của Mỹ dịch chuyển nhà máy sản xuất, mà ngay cả một số các công ty của Trung Quốc cũng đang hòa vào làn sóng dịch chuyển này. Nhà sản xuất điện tử lớn của Trung Quốc Goertek, công ty lắp ráp AirPods của Apple, đã bắt đầu xây dựng một nhà máy ở miền Bắc Việt Nam với chi phí 260 triệu USD.

Và khi ngày càng nhiều nhà sản xuất Trung Quốc thực hiện các hành động để bảo vệ hoạt động của họ khỏi các vòng thuế quan qua lại, có lẽ hơn ai hết, chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cảm thấy bị tổn thương nhất.

Thương chiến Mỹ - Trung: Một năm nhìn lại

Xuất khẩu đậu nành và hạt có dầu khác của Brazil sang Trung Quốc đã tăng 48% trong năm nay

Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm thay đổi mạnh mẽ bối cảnh thương mại toàn cầu. Từ tháng 7 năm ngoái đến tháng 4 vừa qua, xuất khẩu đậu nành và các loại hạt có dầu khác của Brazil sang Trung Quốc đã tăng 48% trong năm và xuất khẩu của Canada đã tăng 52%, thay thế cho các loại hạt có dầu đắt hơn của Mỹ. Thậm chí, một số chuyên gia dự đoán Brazil sẽ dành 13 triệu mét vuông cho đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu đậu tương của Trung Quốc.

Ở một khía cạnh khác, xuất khẩu nhiên liệu của Mỹ, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng, đã giảm hơn 50% sau khi Trung Quốc áp thuế bổ sung 25%, trong khi đó xuất khẩu nhiên liệu của Ả Rập Xê Út đã tăng 51% và Nga tăng 40%.

Khi Washington và Bắc Kinh chơi ăn miếng trả miếng nhau, nhiều nước nông nghiệp và giàu tài nguyên đang nhắm mục tiêu xuất khẩu của họ tới thị trường khổng lồ của Trung Quốc. Việt Nam, Mexico và Hàn Quốc đang tăng xuất khẩu thiết bị điện và máy móc sang Mỹ, thay thế cho các nhà cung cấp Trung Quốc bị áp thuế.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 20% so với cùng kỳ (từ tháng 7/2018 đến tháng 4/2019), khi Washington áp đặt vòng thuế quan đầu tiên đối với Trung Quốc. "Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ hàng thương mại Mỹ -Trung Quốc", một nhà phân tích của Nomura Holdings cho biết.

Tuy nhiên theo giới quan sát thị trường nói rằng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể bao gồm cái gọi là "xuất khẩu đường vòng", trong đó Trung Quốc giả mạo nguồn gốc của sản phẩm. Vào cuối tháng 6 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ám chỉ về việc áp các thuế trừng phạt đối với hàng hóa Việt Nam nếu Việt Nam không có biện pháp mạnh tay để loại bỏ tình trạng này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả