Thuế quan là điểm nhấn quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ Trung
Trung Quốc và Mỹ dường như vẫn chưa thỏa thuận được các quan điểm khác nhau về các chi tiết của một hiệp định thương mại. Thuế quan trả đũa lẫn nhau đang gây tổn hại cho cả hai nước và các nhà kinh tế đang hy vọng cả hai bên ngừng chiến. Chính quyền Trung
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc - Cao Phong - ngày 7/11 cho biết, hai nước đã "đồng ý hủy bỏ việc tăng thuế theo từng giai đoạn", nhưng tuyên bố này đã bị mâu thuẫn với thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/11 rằng Mỹ “chưa đồng ý về bất cứ điều gì”.
Các chi tiết của bất kỳ hiệp định thương mại nào cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới. Trước những bình luận hôm 8/11, Tổng thống Trump và các nhà đàm phán đã im lặng về các chi tiết của các cuộc đàm phán. Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng, ông tin tưởng thỏa thuận này sẽ có lợi cho lợi ích kinh tế của Mỹ, đặc biệt là liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp, và sẽ sớm được ký kết. Cuối tháng 10, Mỹ cho biết đang thúc đẩy việc ký kết một phần rất lớn của thỏa thuận với Trung Quốc, và gọi đó là “giai đoạn 1” “nhưng đó là một phần rất lớn”. Tổng thống Trump đã hy vọng sẽ công bố thỏa thuận tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Chile trong tháng 11/2019, tuy nhiên, hội nghị đã bị hủy bỏ sau các cuộc biểu tình diễn ra ở nước này. Cả hai bên Mỹ và Trung Quốc đều đang tìm kiếm một địa điểm ký kết mới.
Tranh chấp thương mại bắt đầu với thông báo của Tổng thống Trump vào năm 2018 rằng Mỹ sẽ áp dụng mức thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu. Chính phủ Trung Quốc đã trả đũa bằng thuế quan đối với hàng nhập khẩu 50 tỷ USD của Mỹ. Kể từ đó, việc tăng thuế “ăn miếng trả miếng” đã tiếp tục diễn ra, với đợt thuế mới nhất có hiệu lực vào tháng 9. Thêm 250 tỷ USD thuế quan được thiết lập để có hiệu lực vào ngày 15/10 đã được chính quyền Tổng thống Trump hủy bỏ vì dự đoán về một thỏa thuận.
Những mức thuế mạnh mẽ này đã trở thành công cụ cho Tổng thống Trump, với lời hứa sẽ đối đầu với sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là một trong những chỉ trích chính của ông Trump về mối quan hệ này khi Mỹ nhập khẩu hàng tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc, nhiều hơn hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc. Các vấn đề khác mà ông Trump đã nêu ra, như quyền sở hữu trí tuệ và thao túng tiền tệ, dường như không được giải quyết trong các thỏa thuận sơ bộ.
Jeff Schott, một nhà kinh tế tại Viện kinh tế quốc tế Peterson ở Washington D.C., tin rằng tranh chấp thương mại này - bao gồm các thuế quan - sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong tương lai gần, đặc biệt là khi Mỹ đang bước vào một năm bầu cử. Các chuyên gia cũng nghi ngờ rằng thuế quan đối với một phần đáng kể thương mại song phương Mỹ - Trung sẽ được duy trì cho đến cuối năm 2020. Dựa trên các cuộc thảo luận giữa các chuyên gia ở Trung Quốc và Mỹ, Jeff Schott cho rằng, cả hai nhà lãnh đạo đều muốn có một thỏa thuận được ký ngay bây giờ để trấn an các yếu tố trong nước.
Đã có những phân tích ban đầu về tác động kinh tế của tranh chấp thương mại trong 9 tháng đầu năm 2019. Về mặt kinh tế, cả hai bên đều bị tổn thương bởi thuế quan. Dữ liệu mới nhất cho thấy về mặt kinh tế, cả hai bên đều là kẻ thua cuộc. So với 9 tháng đầu năm ngoái, dữ liệu thương mại công bố hôm 5/11 cho thấy, hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm mạnh 53 tỷ USD. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ giảm 14,5 tỷ USD. Lý do giá trị tiền tệ dẫn đến tổn thất cao hơn nhiều đối với Trung Quốc, là do Mỹ nhập khẩu nhiều hàng hóa Trung Quốc hơn là ngược lại. Nhưng ảnh hưởng của thuế quan đối với các khía cạnh ít định lượng hơn của nền kinh tế cũng gây ra lo lắng. Mối quan tâm lớn nhất không phải là tác động ngay lập tức của thuế quan mà là tác động của nó đối với các quyết định của nhà đầu tư. Điều này có thể tiếp tục là một lực cản đối với tăng trưởng, không chỉ trong năm nay mà sẽ kìm hãm sự phát triển trong nhiều năm tới.
Cách đây 1 tháng, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã dẫn đầu phái đoàn từ Bắc Kinh đến Washington vào tháng 10, nơi diễn ra cuộc đàm phán với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Lúc đó, phía Trung Quốc cho biết đã rất chân thành và sẵn sàng trao đổi nghiêm túc với Mỹ về các vấn đề quan tâm chung như cán cân thương mại, tiếp cận thị trường và bảo vệ nhà đầu tư, và thúc đẩy tiến bộ tích cực trong các cuộc tham vấn. Trọng tâm chính của Tổng thống Trump là cam kết của Trung Quốc về việc mua 40 - 50 tỷ đôla các sản phẩm nông nghiệp Mỹ mỗi năm. Đây sẽ là một sự gia tăng đáng kể cho ước tính 25 tỷ đôla Mỹ đã bán cho Trung Quốc vào năm 2017.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng xác nhận rằng, việc mua hàng hóa nông sản của Mỹ tăng lên đã được đưa ra bàn đàm phán. Bất kể các cuộc đàm phán diễn biến như thế nào trong ngắn hạn, các chuyên gia lo ngại rằng bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào giữa Mỹ và Trung Quốc có thể không có tác động tích cực mong muốn đối với các thị trường mà cả hai bên đang hy vọng. Sự lựa chọn của Tổng thống Trump để tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, vốn là sản phẩm của các cuộc đàm phán thương mại trước đây, cho thấy ông sẵn sàng đàm phán lại các hiệp định thương mại.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận