Thực trạng và giải pháp cho vay lại vốn ODA
Cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là việc Chính phủ nhận viện trợ hoặc đi vay vốn ODA từ nhà tài trợ nước ngoài, sau đó cho các tổ chức, địa phương, doanh nghiệp vay lại để thực hiện các chương trình, dự án ODA.
Bài viết nghiên cứu thực trạng cho vay lại vốn ODA; những tác động tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng vốn ODA ở Việt Nam, trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam.
Đặt vấn đề
Cho vay lại vốn ODA là phương thức hỗ trợ vốn của Chính phủ cho các đối tượng được vay lại (chính quyền địa phương cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp) để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.
Được xác định là biện pháp bổ trợ cho phương thức cấp phát từ ngân sách nhà nước (NSNN) truyền thống khi mức bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển bị giới hạn và không đủ đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển của Chính phủ, nên việc quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí.
Thời gian qua, việc quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam dù đã có chuyển biến tích cực, song trong thực tế hoạt động cho vay lại vốn ODA đang bộc lộ những hạn chế nhất định, biểu hiện cụ thể như: Giá trị giải ngân chưa đúng kế hoạch; một số dự án cho vay lại quá hạn, không trả được nợ, phải chuyển thành nợ trực tiếp của Chính phủ; nhiều khoản vay không đem lại hiệu quả…
Điều này cho thấy, nếu không sớm có giải pháp khắc phục sẽ không phát huy được vai trò quan trọng của nguồn vốn ODA, vừa gây hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế. Bài viết nghiên cứu về thực trạng cho vay lại vốn ODA; những tác động tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng vốn ODA, trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam.
Tình hình cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam
Trong giai đoạn 2011-2019, cho vay lại vốn ODA có sự chuyển biến tích cực về số lượng dự án quản lý, số vốn cam kết theo hợp đồng. Tổng số vốn vay về cho vay lại giải ngân từ nhà tài trợ nước ngoài khoảng 12,5 tỷ USD (trung bình khoảng 1,4 tỷ USD/năm), chiếm khoảng 33-35% tổng số giải ngân vốn vay nước ngoài hàng năm của Chính phủ.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, dư nợ cho vay lại trong giai đoạn 2012-2019 tăng trưởng dương (riêng năm 2018 là -1,2%), từ khoảng 12,8 tỷ USD cuối năm 2011 lên khoảng 18,3 tỷ USD cuối năm 2019, tốc độ tăng trung bình khoảng 5%/năm. Tuy nhiên, số vốn ODA cho vay lại giải ngân có nhiều biến động, từ 1,29 tỷ USD năm 2011 tăng lên 2,32 tỷ USD năm 2014 và giảm dần xuống 0,72 tỷ USD năm 2018 và 0,41 tỷ USD năm 2019. Riêng năm 2019, tổng mức vay về cho vay lại năm 2019 giá trị giải ngân cả năm chỉ đạt khoảng 70% kế hoạch.
Đánh giá cho thấy, hoạt động cho vay lại vốn ODA cơ bản tuân thủ quy định, tỷ lệ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu thấp. Trong cả giai đoạn 2012-2017, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - đơn vị được ủy quyền cho vay lại lớn nhất của Chính phủ đã thu hồi nợ cho vay lại vốn ODA khoảng 60.944 tỷ đồng, trong đó thu nợ gốc chiếm khoảng 76,1%, thu lãi và phí khoảng 23,9%. Tỷ lệ thu hồi nợ gốc vốn vay bình quân hàng năm khoảng 80,9%. Số nợ gốc thu hồi hàng năm tăng lên, năm 2017 tăng so với năm 2012 là 896 tỷ đồng. Tỷ lệ thu nợ gốc so với dư nợ vốn vay ODA đạt khoảng 5,77% (Bảng 1).
Vấn đề quản lý và xử lý rủi ro tín dụng đối với các dự án vay lại nguồn vốn ODA cũng được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ. Đối với các dự án khó khăn, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án cho phép gia hạn thời gian vay vốn, điều chỉnh thời hạn trả nợ. Tại VDB, đơn vị được ủy quyền cho vay lại lớn nhất của Chính phủ, chất lượng tín dụng cho vay lại được duy trì tốt, tính chung 11 tháng đầu năm 2019, thu nợ gốc, lãi, phí đều ở mức tốt trên 95% tổng số kế hoạch được giao năm 2019, theo đó, nợ nhóm 1,2 chiếm 97,11% tổng dư nợ; nhóm nợ xấu chỉ chiếm 2,89% tổng dư nợ.
Nhìn chung, việc thực hiện cho vay lại vốn ODA thời gian qua đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng ODA giải ngân trong GDP bình quân giai đoạn 2011-2017 đạt 2,95%, trong đó, ODA cho vay lại giải ngân bằng khoảng 0,35% GDP. Nguồn vốn ODA cho vay lại chủ yếu được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, cung ứng các khoản hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường…
Từ thực tiễn quản lý hoạt động cho vay lại ODA ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, việc tăng cường và đẩy mạnh cho vay lại ODA đã góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các địa phương trong việc đi vay và trả nợ. Chính quyền địa phương đã phải cân đối kỹ hơn, chặt chẽ hơn về dòng tiền vay và trả nợ, cũng như hiệu quả vốn vay, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp; đồng thời, giúp cho địa phương chủ động hơn trong việc tự lựa chọn dự án và nguồn vốn vay phù hợp với tính chất đặc thù của địa phương, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Việc cho vay lại vốn ODA cũng góp phần chia sẻ rủi ro giữa NSNN và cơ quan cho vay lại, áp dụng cơ chế cơ quan cho vay lại chịu rủi ro toàn bộ, vì vậy cơ quan quản lý hoạt động này trong thời gian tới cần tăng cường công tác thẩm định, áp dụng mức phí dự phòng rủi ro cho vay lại; phân loại nợ, quản lý và xử lý rủi ro…
Tại VDB, vốn ODA cho vay lại thực hiện chịu rủi ro tín dụng trên tổng vốn ODA cho vay lại đã tăng lên, từ 0,6% năm 2013 lên 1,7% năm 2016 và ở mức 1% năm 2017, vì vậy VDB đã quy định chặt chẽ đối tượng được vay lại như: đáp ứng các điều kiện về năng lực thực hiện dự án, năng lực tài chính, khả năng trả nợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án, tài sản bảo đảm tiền vay…
Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả và tác động tích cực, thực trạng quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế sau:
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam
Những vấn đề tồn tại trên về lâu dài sẽ tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn ODA, vì vậy thời gian tới các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và sớm có biện pháp tháo gỡ. Trước mắt, tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Ngoài ra, cần nghiên cứu, xây dựng tiêu chí lựa chọn các dự án; tiêu chí đánh giá hiệu quả các dự án sử dụng vốn ODA, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện và quản lý cho vay lại vốn ODA.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận