Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến tháo gỡ 8 nhóm khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp
Sáng 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với đại diện doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
"Sức khoẻ" doanh nghiệp suy kiệt
Theo đó, tại Hội nghị, Bộ KH&ĐT sẽ trình bày báo cáo về thực trạng, bức tranh tổng thể của cộng đồng doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, những vấn đề khó khăn bức xúc và đề xuất giải pháp.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các Hiệp hội doanh nghiệp gồm Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Ô tô – Vận tải Việt Nam (VATA), Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, Hội đồng tư vấn Du lịch Việt Nam…và một số doanh nghiệp, tập đoàn sẽ trình bày những khó khăn, vướng mắc và đề xuất của lĩnh vực ngành.
Cũng tại hội nghị, các địa phương tại các điểm cầu trực tuyến gồm những “đầu tàu” kinh tế của cả nước như TP HCM, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng, TP Cần Thơ, Tỉnh Quảng Ninh…sẽ có ý kiến đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thông tin về tình hình “sức khỏe” của các doanh nghiệp hiện nay, Bộ KH&ĐT cho biết, tính đến tháng 7 năm 2021, cả nước có khoảng 840.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Nếu như tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 còn có nhiều điểm sáng thì trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021, số liệu về tình hình doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường cho thấy những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong đợt bùng phát thứ tư đã gây ra tác động tiêu cực lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp.
Số doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2021 là 75.823 doanh nghiệp, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng thấp khi so sánh với mức tăng trung bình giai đoạn 2016-2020 (8,1%). Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2021 là 2.432.121 tỷ đồng (tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 1.065.413 tỷ đồng (tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020).
Tuy nhiên, trong 7 tháng năm 2021, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục có xu hướng gia tăng, với 79.673 doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 40.251 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm đến 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có quy mô vừa và lớn tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chủ yếu thuộc các lĩnh vực: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; Xây dựng và Công nghiệp chế biến, chế tạo.
8 nhóm khó khăn
Qua phản ánh của các hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước, Bộ KH&ĐT cho biết có 8 nhóm vấn đề khó khăn, thách thức chủ yếu mà doanh nghiệp đang phải đối diện.
Tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn hàng hóa tại một số cảng biển thời gian qua xét về bản chất nguyên nhân chủ yếu do tình trạng đình trệ sản xuất bởi dịch bệnh. Nhu cầu giảm, doanh nghiệp giảm sản lượng, quy mô sản xuất, do đó nguyên liệu nhập về chưa thể đưa vào sản xuất, hàng xuất đi bị ùn ứ do chưa thể xuất khẩu được.
7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chủ yếu thuộc các lĩnh vực: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; Xây dựng và Công nghiệp chế biến, chế tạo.
Do thiếu hụt dòng tiền nên hầu hết các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc trả lãi vay đúng hạn, dẫn đến tình trạng nợ xấu, khó có thể tiếp cận các khoản vay mới. Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn phải chi trả tiền thuê mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng trong khi phải tạm ngưng hoạt động.
Nhiều khoản chi phí mới phát sinh liên quan đến công tác phòng, chống dịch như: chi phí xét nghiệm (đối với các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp có nhiều lao động chi phí này có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng); chi đầu tư để đáp ứng các điều kiện về kiểm soát an toàn dịch bệnh tại doanh nghiệp.
Điểm đáng lưu ý, báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết trong các kiến nghị các doanh nghiệp đều nhấn mạnh đến vấn đề đơn giản hóa các thủ tục, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán trong thực thi triển khai các quy định, chính sách phòng, chống dịch trên toàn quốc; tính công minh và thái độ phục vụ sát cánh cùng doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ cấp thực thi. Đây là điều doanh nghiệp mong mỏi nhất từ phía các cơ quan chính quyền hơn là các hỗ trợ bằng tiền.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận