Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư gây khó cho doanh nghiệp?
Sau 4 năm triển khai thực hiện, một số quy định của Luật Đầu tư còn thiếu tính khả thi, minh bạch và hiệu quả.
Trong đó, vấn đề thẩm quyền, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án bất động sản chưa được quy định thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đầu tư và các Luật có liên quan. Điều này đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian chuẩn bị dự án, gây phiền hà, tốn kém, hạn chế khả năng huy động, sử dụng vốn và phát triển của các doanh nghiệp.
Quy định về thủ tục quyết định chủ trương đầu tư là một trong những nội dung mới của Luật Đầu tư năm 2014. Đây được coi là bước đi đầu tiên phải đạt được để thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình triển khai dự án.
Theo đó, nếu dự án không được chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư không được tiến hành, ngược lại nếu được chấp thuận thì chia thành hai trường hợp: nếu dự án đó là của nhà đầu tư trong nước thì nhà đầu tư sẽ triển khai dự án khi nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư, còn nếu dự án là của nhà đầu tư nước ngoài thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư và khi đó nhà đầu tư mới được triển khai dự án.
Đồng thời, Luật Đầu tư 2014 đã quy định về các loại dự án đầu tư phải trải qua thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh (Điều 30, 31 và 32).
Đó thường là những dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước, dựa án có quy mô vốn lớn...
Trong quá trình triển khai, một số quy định của Luật Đầu tư đã bộc lộ nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian chuẩn bị dự án, gây phiền hà, tốn kém, hạn chế khả năng huy động, sử dụng vốn và phát triển của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Luật Đầu tư 2014 cũng quy định rõ hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư tương ứng với các cấp có thẩm quyền (Điều 33, 34 và 35).
Quy định này đã chuẩn hóa và đơn giản hóa thủ tục hànhchính đối với một số dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư. thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, cơ quan quản lý đầu tư thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc xem xét thẩm tra nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Việc áp dụng đồng thời các thủ tục nêu trên sẽ giúp cắt giảm đáng kể thời gian thực hiện thủ tục hành chính do nhà đầu tư không phải tiến hành lần lượt từng thủ tục liên quan đến việc sử dụng đất như quy định hiện hành.
Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2014 chưa quy định cụ thể về khái niệm, mục đích, giá trị pháp lý, phạm vi áp dụng của thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chưa phân định rõ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư với thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tương ứng của Luật Đất đai và Luật Đấu thầu.
Luật cũng chưa có quy định hợp lý về phân cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư kinh doanh.
Nhằm bảo đảm tính thống nhất, minh bạch và khả thi trong việc thực hiện các quy định của Luật Đầu tư và các luật có liên quan đến đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là các luật về đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận