Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hoàng Quốc Vượng: Làm dự án điện khí LNG Bạc Liêu tránh tình trạng như các BOT
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Nhà máy điện LNG Bạc Liêu, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nói: Dự án Nhà máy điện LNG Bạc Liêu là dự án điện quy mô lớn theo hình thức IPP. Vì vậy cần phải có cách tiếp cận mới tránh tình trạng như các BOT mất cả chục năm c
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bạc Liêu, dự án Nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu có tổng công suất 3.200 MW, tổng mức đầu tư 93.600 tỷ đồng (khoảng 4 tỷ USD).
Tổ hợp nhà máy phát điện trên bờ được đặt tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình với diện tích 40 ha; tổ hợp kho cảng LNG nằm trên vùng biển tỉnh Bạc Liêu (diện tích 100 ha), cách vị trí nhà máy điện 35 km. Công ty Delta Offshore Energy Pte. Ltd (DOE) là chủ đầu tư dự án và Tập đoàn Bechtel (Hoa Kỳ) là tổng thầu EPC của dự án.
Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, dự án sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư vào cuối tháng 12/2020 và triển khai các công việc tiếp theo, phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án trước tháng 12/2027.
Nhằm tháo gỡ những vướng mắc, hỗ trợ Bạc Liêu thúc đẩy tiến độ các năng lượng, đặc biệt là dự án Nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, Phó trưởng Ban chỉ đạo phát triển điện lực Quốc gia làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu và các nhà đầu tư trên địa bàn.
Đánh giá về tầm quan trọng của dự án, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, Trung tâm điện khí LNG Bạc Liêu có một vị trí rất quan trọng đối với phát triển hệ thống điện quốc gia cũng như việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bạc Liêu nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung. Khi đưa vào hoạt động, trung tâm sẽ đóng góp sản lượng điện lên đến khoảng 20 tỷ kWh/năm cho hệ thống điện quốc gia. Việc đàm phán hợp đồng mua bán điện đối với Dự án Nhà máy điện LNG Bạc Liêu được triển khai theo hình thức IPP (dự án điện độc lập).
“Dự án Nhà máy điện LNG Bạc Liêu là dự án điện quy mô lớn lần đầu tiên do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức IPP vì vậy cần phải có cách tiếp cận mới trong việc đàm phán các thoả thuận của dự án (như hợp đồng mua bán điện). Có như vậy mới rút ngắn được thời gian chuẩn bị dự án, đảm bảo mục tiêu vận hành năm 2027-2028, tránh tình trạng như các BOT mất cả chục năm cho công tác chuẩn bị”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng khẳng định, sau buổi họp, những khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện dự án sẽ được giải quyết nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến độ, đáp ứng mục tiêu là đến năm 2024 sẽ đưa tổ máy đầu tiên đi vào vận hành.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận