Thu phí đường bộ tự động không dừng: Hết cửa để "câu giờ"?
Dự án thu phí sử dụng đường bộ tự động không dừng theo hình thức hợp đồng BOO giai đoạn II với nhà đầu tư do Tập đoàn Viettel đứng đầu sẽ phải hoàn thành trong năm 2020.
Việc triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng tại các trạm thu phí BOT đường bộ là chủ trương lớn, là quyết tâm của uốc hội, Chính phủ.
Đây là chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ để tháo gỡ vướng mắc trong triển khaiDự ánthu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng giai đoạn II (Dự án BOO2).
Ai cũng biết, việc triển khai hệ thống thu phí tự động (ETC) không dừng với mục đích khắc phục, hạn chế bất cập của hình thức thu phí một dừng (như tăng cường tốc độ lưu thông, tạo thuận lợi cho người dân), hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý doanh thu tại các trạm thu phí.
Nhưng liên tiếp trong thời gian qua, tiến độ thực hiện dự án luôn bị trì hoãn. Không để cho các doanh nghiệp BOT “múa gậy trong bị”, “câu giờ”, không thực hiện thu phí tự động không dừng, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho phép Viettel được góp vốn thành lập doanh nghiệp để triển khai dự án này...
Kêu khó với nhiều lý do
Hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí BOT được chia làm 2 giai đoạn. Dự án giai đoạn I (BOO1) có tổng số 44 trạm, bao gồm 26 trạm trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, 18 trạm trên các tuyến cao tốc và các quốc lộ khác. Dự án này do Công ty VETC triển khai thực hiện.
Đến nay đã lắp đặt, vận hành 40/44 trạm thu phí. Còn 4 trạm trên các tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý chưa thực hiện do vướng mắc về nguồn vốnđầu tưhệ thống thiết bị trại trạm (do Hiệp định vay vốn hết hạn, việc chuyển VEC về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai tại các dự án do VEC quản lý).
Theo Bộ GTVT, hiện có nhiều khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân chính là doanh thu hoàn vốn cho dự án ETC không như dự kiến ban đầu do tiến độ ký hợp đồng dịch vụ, trích doanh thu còn chậm; việc đàm phán tỷ lệ trích doanh thu giữa nhà đầu tư BOT và đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng (hợp đồng dịch vụ) hay số lượng phương tiện dán thẻ (E-tag) và nộp tiền vào tài khoản giao thông để tham gia dịch vụ thu phí tự động không dừng chưa cao cũng làm tiến độ thu phí ETC vẫn “dậm chân tại chỗ”.
Chính những vướng mắc và khó khăn trên, Công ty Trách nhiệm hữu hạn VETC - nhà đầu tư dự án thu phí ETC giai đoạn I đã có các văn bản đề xuất dừng triển khai dự án để chuyển giao cho nhà đầu tư khác hoặc Nhà nước nhận lại dự án để tiếp tục thực hiện.
Dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn II (BOO2) được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 505/QĐ-BGTVT ngày 15/3/2018. Dự án gồm 33 trạm, Bộ GTVT đã tổ chức đấu thầu rộng rãi và đã lựa chọn Liên danh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và một sốdoanh nghiệpvề công nghệ là nhà đầu tư thực hiện dự án; tuy nhiên, hiện nay Liên danh Nhà đầu tư chưa thành lập được Doanh nghiệp dự án.
Chốt cứng tiến độ triển khai
Với sự chậm trễ trong việc triển khai ETC, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, việc chưa hoàn thành Dự án theo tiến độ là khuyết điểm cần rút kinh nghiệm sâu sắc, dù có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải gửi báo cáo lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc nhận khuyết điểm để rút kinh nghiệm chung.
Và yêu cầu các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng trong Thông báo số 08 ngày 9/1/2020. Bộ Giao thông vận tải trực tiếp chỉ đạo các bên của dự án thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ để hoàn thành trong năm 2020. Các bên liên doanh phải thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án thu phí không dừng giai đoạn II, trước đó, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chủ trương cho phép Viettel được tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để sớm thực hiện dự án thu phí không dừng.
Sau quá trình tiến hành đàm phán, thống nhất tỷ lệ góp vốn để đảm bảo cơ sở thành lập doanh nghiệp dự án, đến ngày 13/3/2020, liên doanh nhà đầu tư đã thống nhất tỷ lệ Viettel nắm giữ 86%, các nhà đầu tư còn lại nắm giữ 14%.
Việc Viettel là một trong những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu tạiViệt Namnên việc hoàn thành dự án thu phí không dừng trong năm 2020 là hoàn toàn có cơ sở, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận