menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Minh Chín

Thu hút doanh nghiệp Nga mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Với nhiều tiềm năng sẵn có, các doanh nghiệp Nga có thể mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực như công nghệ thông tin, chính phủ điện tử, phát triển hạ tầng giao thông đô thị, đường sắt tại Việt Nam.

Hôm nay (ngày 20/5), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga, chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Thủ tướng Liên bang Nga Dmitri Medvedev.

Thu hút doanh nghiệp Nga mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga sẽ diễn ra từ ngày 20-23/5 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh năm 2019 và năm 2020, hai nước sẽ tổ chức Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam nhân dịp 25 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nga (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (1950-2020).

Chuyến thăm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư.

Theo đó, Việt Nam và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950, sau đó quyết định nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược vào năm 2001. 11 năm sau, hai nước trở thành đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ giữa hai nước được tăng cường thông qua việc trao đổi các phái đoàn và những cuộc gặp song phương ở mọi cấp.

Sau khi hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực vào tháng 10/2016, giá trị thương mại giữa hai nước tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 5,3 tỷ USD vào năm 2017.Năm 2018, thương mại của Nga với Việt Nam đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 16,35% so với năm 2017.

Ngoài ra, Nga chiếm vị trí hàng đầu về số lượng khách du lịch đến Việt Nam, với hơn 600.000 lượt trong năm 2018, đứng thứ 6 trong số các quốc gia có khách du lịch thường xuyên đến Việt Nam...

Trong năm 2018 lượng du khách Nga vào Việt Nam đạt mức kỷ lục (hơn 600.000 lượt), đứng đầu châu Âu và xếp thứ 6 trong số các nước có khách du lịch vào Việt Nam và ngược lại, cũng ngày càng có nhiều người Việt Nam sang Nga du lịch. Trên lĩnh vực chính trị, mức độ tin cậy tiếp tục được củng cố và tăng cao nhờ hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp.

Trong đó đáng chú ý có chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Đuma quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin, cũng như nhiều chuyến thăm của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương hai nước. Một trong những trụ cột và điểm sáng trong quan hệ hai nước là hợp tác quốc phòng-an ninh tiếp tục phát triển sâu rộng và toàn diện hơn. Nổi bật nhất là việc Việt Nam lần đầu tiên tham dự Hội thao quốc phòng Army Games tại Nga, tàu của Hạm đội Thái Bình Dương Nga thăm cảng Cam Ranh.

Hiện nay, Nga đứng thứ 23 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 116 dự án, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dầu khí, công nghiệp, chế tạo, khai khoáng, giao thông vận tải, viễn thông… Việt Nam có 22 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn gần 3 tỷ USD.

Đặc biệt, các doanh nghiệp Nga đang có xu hướng mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực như công nghệ thông tin, chính phủ điện tử, phát triển hạ tầng giao thông đô thị, đường sắt tại Việt Nam.

Chuyên gia Evgeny Kobelev, Viện Hàn lâm Khoa học Nga tin tưởng rằng, chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với khả năng ký kết một số lượng lớn thỏa thuận và các dự án mới chắc chắn sẽ góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho người dân 2 nước.

Theo mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 10 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên trên thực tế,trao đổi thương mại, đầu tư giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm năng, cũng như mong muốn của lãnh đạo và nhân dân hai nước.

“Rõ ràng, ở đây còn dư địa để phát triển. Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam phải quyết liệt triển khai tất cả những thỏa thuận, cam kết của hai bên”, Đại sứ Việt Nam tại Nga Ngô Đức Mạnh khẳng định.

Đặc biệt, phát huy vai trò của Ủy ban liên chính phủ giữa hai nước, do hai Phó Thủ tướng đứng đầu để thúc đẩy thực hiện tất cả các thỏa thuận, dự án, cam kết, đồng thời chúng ta phải khai thác tối đa phát huy tiềm năng, thế mạnh nền kinh tế mỗi nước để có sự bổ sung hỗ trợ cho nhau.

“Ở đây, tôi nhấn mạnh đến việc tháo gỡ những rào cản, khó khăn nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện như là phương thức thanh toán, thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân hai nước đi lại dễ dàng hơn, thuận lợi hơn để mà trao đổi kinh nghiệm, cũng như là tìm kiếm các cơ hội kinh doanh”, ông Ngô Đức Mạnh nói.

Đặc biệt hơn nữa là Việt Nam phải huy động tham gia, ngoài các bộ, ngành, thì các địa phương của Việt Nam cũng như của Liên bang Nga là những thành tố rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện toàn bộ, đầy đủ, tất cả những mong muốn của Việt Nam.

Sau chuyến thăm 3 ngày tại Liên bang Nga, Thủ tướng cùng Phu nhân và Đoàn Cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Vương quốc Na Uy và Vương quốc Thụy Điển.

Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga sẽ diễn ra từ ngày 20-23/5 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh năm 2019 và năm 2020, hai nước sẽ tổ chức Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam nhân dịp 25 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nga (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (1950-2020). Chuyến thăm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư.

Chuyến thăm chính thức Na Uy từ ngày 24 -26/5 lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhằm khẳng định lại mối quan hệ mạnh mẽ giữa hai nước, làm sâu sắc thêm tình hữu nghị truyền thống và tăng cường quan hệ hợp tác giữa Na Uy-Việt Nam theo hướng thực chất và hiệu quả hơn. Đây cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam tới Na Uy kể từ năm 1999. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Na Uy sắp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971-2021). 48 năm trước, Na Uy là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Chuyến thăm chính thức Thụy Điển từ ngày 26-28/5 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chương trình công tác đối ngoại lần này nhằm tiếp tục khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống tốt đẹp đã được lãnh đạo Cấp cao và đông đảo người dân hai nước gây dựng và dày công vun đắp trong suốt 50 năm qua. Đáng chú ý, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chuyến thăm đầu tiên cấp Thủ tướng đến Thụy Điển sau 20 năm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại