Thông tư 10 của Ngân hàng Nhà nước trong việc tạo thuận lợi cho thị trường vốn
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 10 ngày 23/8/2023 nhằm sửa đổi Thông tư 06 đã ban hành với nội dung sửa đổi chính là ngưng hiệu lực thi hành 3 khoản là: khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN). Việc ngưng hiệu lực thi hành của 3 khoản (8, 9, 10) Điều 8 liên quan đến vấn đề quy định việc không đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng. Theo hiệu lực của Thông tu 10 thì kể từ ngày 01/09/2023 ba
Nội dung tại Khoản 8: Khoản vay để góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên Upcom hệ thống
Nội dung tại Khoản 9: Khoản vay để góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ khả năng để bán hoặc để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật khi tổ chức tín dụng ra quyết định cho vay
Nội dung tại Khoản 10: Các khoản cho vay nhằm mục đích bù đắp tài chính, trừ các khoản cho vay đáp ứng các điều kiện sau:
a) Khách hàng đã sử dụng nguồn vốn tự có của mình để trang trải các chi phí phát sinh từ dự án kinh doanh của mình trong thời gian dưới 12 tháng tính đến thời điểm được tổ chức tín dụng quyết định cho vay;
b) Chi phí sử dụng vốn của khách hàng để thực hiện dự án kinh doanh là chi phí sử dụng vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn vay gửi tổ chức tín dụng khi vay trung hạn, dài hạn. để thực hiện dự án kinh doanh đó.
Qua việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 10, cho thấy là cần thiết và hỗ trợ cho thị trường bất động sản nói chung cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều cho nhà đầu tư trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng, thu xếp vốn và (1) Mua lại và sáp nhập bất động sản(Khoản 8); (2) Mở nút thắt cho các khoản vay dành cho người mua Bất động sản để tài trợ thế chấp khi dự án chưa đáp ứng đủ điều kiện để bán (Khoản 9) và (3) Ngưng hiệu lực áp dụng các điều kiện cụ thể về các khoản vay bù đắp tài chính (Khoản 10).
Đồng thời, sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản trong việc khai thông thanh khoản, tạo cơ hội gia tăng dòng vốn trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Thông tư 10 cũng cho thấy hỗ trợ tốt hơn cho các ngân hàng thương mại trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cùng với việc điều chỉnh lãi suất trong thời gian vừa qua, như vậy ở góc độ các Ngân hàng Thương mại cũng có tác dụng khá tốt với hiệu ứng Thông tư 10 này.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả cho rằng việc đưa ra quyết định cho vay cũng như phê duyệt, cấp các hạn mức cho vay cho những mục đích đã phân tích thì còn phụ thuộc nhiều vào khẩu vị rủi ro và đánh giá tín dụng nội bộ của các ngân hàng Thương mại vì các khoản vay những trường hợp đã phân tích rõ ràng cho thấy tiềm ẩn nguy cơ có mức độ rủi ro là khá cao so với các hình thức cấp vốn cho mục đích sản xuất kinh doanh khác.Thông tin chính sách là rất tích cực, hỗ trợ nhưng hiệu quả trong khi thực hiện thì còn phụ thuộc khá nhiều vào sự thẩm thấu cũng như phản ứng của các bên tham gia như: nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận