menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
SAIGON FUTURES Pro

Thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ đẩy giá đậu tương và ngô hồi phục mạnh

Nhóm nông sản giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago – CBOT nhìn chung có một tuần giao dịch khá biến động với các tác động từ cuộc họp chính sách của FED.

Đối với HĐTL lúa mì, đây là tuần thứ 3 liên tiếp giá các hợp đồng có mức giảm điểm mạnh, điểm tích cực ở đây là hai phiên cuối tuần giá đã tăng trở lại trước lo ngại về tình hình thời tiết diễn biến khó lường tại khu vực High Plains – Mỹ. Trong khi đó, giá các hợp đồng tương ngô và đậu tương có một tuần chìm trong sắc xanh khi điều kiện khô hạn đang lan rộng tại các khu vực trồng chính ở Brazil. Trong đó, hợp đồng tương lai đậu tương bứt phá tăng điểm ấn tượng trước các thông tin nhập khẩu dầu đậu tương lô lớn của Mỹ vụ 2021/22 từ Ấn Độ cũng như các đơn hàng lô lớn đậu tương từ Trung Quốc.

Nhu cầu tăng cao kéo giảm tồn kho dầu đậu tương và khô đậu tương Trung Quốc

Theo Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu quốc gia Trung Quốc (CNGOIC), tính đến tuần kết thúc ngày 12/12: Tồn kho đậu tương Trung Quốc tăng 80,000 tấn so với tuần trước đó lên mức 4.3 triệu tấn, nhưng vẫn thấp hơn 2.06 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, ép dầu đậu tương đạt 1.91 triệu tấn, tăng cao hơn so với tuần trước là 20,000 tấn.

Mặc dù Trung Quốc vẫn đang duy trì tỷ lệ ép dầu đậu tương cao trong tháng 12, tuy nhiên nhu cầu tăng đột biến trước lễ Tết có thể khiến cho tốc độ ép dầu đậu tương không đáp ứng kịp. Điều này sẽ khiến cho lượng tồn kho dầu đậu tương và khô đậu tương ở mức thấp.

Thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ đẩy giá đậu tương và ngô hồi phục mạnh

Tồn kho cả dầu đậu tương và khô đậu tương đều giảm so với tuần trước. Cụ thể, tồn kho khô đậu tương giảm 60,000 tấn xuống còn 520,000 tấn. Trong khi đó, tồn kho dầu đậu tương tiếp tục sụt giảm 3 tuần liên tiếp với mức giảm trong tuần trước là 10,000 tấn xuống còn 790,000 tấn.

Các công ty hạ nguồn đã tăng cường thu mua tích trữ đối với các mặt hàng khô đậu tương và dầu đậu tương nhằm phục vụ cho việc chăn nuôi lợn đáp ứng các nhu cầu trong dịp lễ Tết sắp tới cũng như lo ngại về tình trạng chuỗi cung ứng sẽ gặp khó khăn trước làn sóng phong tỏa do dịch Covid-19.

Thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ đẩy giá đậu tương và ngô hồi phục mạnh

NOPA báo cáo sản lượng ép dầu đậu tương Mỹ tháng 11 giảm so với tháng trước

Báo cáo ép dầu đậu tương từ Hiệp hội Các nhà chế biến hạt có dầu quốc gia (NOPA) trong tuần này báo cáo lượng ép dầu đậu tương trong tháng 11 của Mỹ ở mức 179.5 triệu giạ, con số này thấp hơn so với ước tính từ giới phân tích trên thị trường là 181.6 triệu giạ. So với tháng trước, lượng ép dầu đậu tương trong tháng 11 giảm 2.5% so với tháng 10 và thấp hơn 1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, tồn kho dầu đậu tương được báo cáo ở mức thấp 1.832 tỷ pounds, tương đương với 832 nghìn tấn. Các số liệu tồn kho dầu đậu tương trong tháng 11 có phần thấp hơn so với các số liệu trong tháng 10 là 1.835 tỷ pounds, tương đương với 832,300 tấn.

Tỷ lệ hoạt động các nhà máy ép dầu đậu tương tại Argentina tiếp tục giảm

Phòng thương mại CIARA-CEC của Argentina cho biết, tỷ lệ hoạt động các nhà máy ép dầu đậu tương tại Argentina chỉ còn 51% trong tháng 11, giảm 6% so với tháng trước. Điều này cho thấy tỷ lệ hoạt động của ngành công nghiệp ép dầu đậu tương tại Argentina hiện chỉ ở mức gần 50%, thậm chí còn có thể giảm hơn nữa trong tương lai. Tỷ lệ hoạt động các nhà máy ép dầu đậu tương của quốc gia này đã sụt giảm đều đặn kể từ tháng 5 năm 2021, lúc đó tỷ lệ hoạt động các nhà máy ở mức 70%.

Thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ đẩy giá đậu tương và ngô hồi phục mạnh

Tỷ lệ ép dầu đậu tương của các nhà máy thấp hơn do ngành công nghiệp này không thể đảo ngược được biên lợi nhuận âm mà quốc gia này đã trải qua trong tháng 7 năm nay, dẫn đến việc các nhà máy khá do dự trong việc tăng thêm lượng ép dầu đậu tương.

Theo báo cáo, khối lượng đậu tương được chế biến của quốc gia này tính từ đầu năm đến tháng 11 đạt 39.54 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù vậy con số vẫn thấp hơn so với mức tối đa được ghi nhận trong năm 2016 là 44.48 triệu tấn.

Ciara ước tính công suất nghiền trong vụ 2021/22 có thể ở mức thấp thứ 2 trong vòng 10 năm chỉ đạt ở mức 56%, thấp hơn 6 điểm phần trăm so với vụ trước.

Nhập khẩu dầu đậu tương Ấn Độ tăng gấp đôi trong tháng 11

Theo Hiệp hội trích ly dầu thực vật Ấn Độ (The Solvent Extractors' Association of India – SEA), nhập khẩu dầu đậu tương trong tháng 11 của quốc gia này đạt 474,200 tấn, cao hơn gấp đôi so với tháng trước. Trong khi đó nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ chỉ đạt 477,200 tấn, giảm 25% so với tháng trước và giảm 19% so với năm trước. Sự kiện này được xem là một trong những động thái bất thường của hoạt động nhập khẩu dầu thực vật tại Ấn Độ. Ấn Độ vẫn đang là quốc gia nhập khẩu dầu đậu tương lớn nhất thế giới

Thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ đẩy giá đậu tương và ngô hồi phục mạnh

Trong tuần này Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng thông báo một đơn hàng dầu đậu tương lô lớn vụ 2021/22 sang Ấn Độ với tổng khối lượng lên đến 53,000 tấn.

Abiove dự đoán Brazil có thể xuất khẩu 93.4 triệu tấn đậu tương trong năm tiếp theo

Hiệp hội Ngành công nghiệp ép dầu thực vật của Brazil (Abiove) đã tăng ước tính xuất khẩu đậu tương của Brazil trong năm 2022 lên mức 93.4 triệu tấn, cao hơn 1.3 triệu tấn so với báo cáo trước hay cao hơn 9% so với báo cáo trước.

Trong khi đó các dự đoán cho năm 2021 không có sự thay đổi ở mức 86 triệu tấn, tức tăng 4% so với năm trước. Các dự đoán được đưa ra trong bối cảnh có khá nhiều các công ty có trụ sở tại Brazil lưu ý về khả năng về một vụ mùa lớn hơn sắp tới. Abiove đưa ra dự báo sản lượng vụ 2021/22 có thể đạt 144.8 triệu tấn, tăng 600,000 tấn so với các ước tính trước đó và cao hơn 5% so với sản lượng dự kiến cho vụ hiện tại.

Thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ đẩy giá đậu tương và ngô hồi phục mạnh

Sản lượng ép dầu đậu tương vẫn được giữ nguyên dự báo ở mức 48 triệu tấn cho năm 2022, với mức tăng trưởng 3% so với năm nay là 46.8 triệu tấn, nhưng con số này thấp hơn 1% so với mức của năm 2020. Các số liệu dự báo trên phản ánh cho các quyết định từ chính phủ Brazil trong việc giảm nghĩa vụ pha trộn dầu diesel sinh học từ mức 13% xuống còn 10% trong tổng nguồn cung nhiên liệu diesel (B10).

Thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ đẩy giá đậu tương và ngô hồi phục mạnh

Các quyết định của chính phủ có thể khiến cho tiêu thụ dầu đậu tương nội địa trong năm 2021 giảm 2% từ mức 8.3 triệu tấn xuống còn 8.2 triệu tấn và so sánh theo năm thì con số này giảm 4%. Triển vọng cho năm 2022, Abiove dự báo nhu cầu nội địa dầu đậu tương có thể giảm 3% xuống còn 7.9% triệu tấn, điều chỉnh giảm đến 10% so với các ước tính trong báo cáo trước.

Trong khi đó, xuất khẩu dầu đậu tương kỳ vọng đạt 1.6 triệu tấn trong năm 2021, tăng 14% so với báo cáo trước và tăng 44% so với khối lượng năm trước. Về mặt sản lượng, trong năm 2022 dự kiến có thể đạt 9.7 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2021.

Trong khi đó sản lượng khô đậu tương dự kiến ở mức 36.7 triệu tấn, tăng 3% so với năm trước. Xuất khẩu khô đậu tương có thể đạt 17.9 triệu tấn trong năm 2022, tức tăng 5% so với năm trước. Tiêu thụ nội địa ước tính đạt 18.1 triệu tấn trong năm 2022, tăng 1% so với năm trước.

Chính phủ Ấn Độ từ chối gia hạn thời gian nhập khẩu khô đậu tương biến đổi gen

Chính phủ Ấn Độ trong tuần này đã từ chối các yếu cầu trong việc gia hạn thêm thời gian nhập khẩu khô đậu tương biến đổi gen (GM), thời hạn vẫn được ấn định ở mức cũ đên ngày 31/01/2022. Đồng thời khối lượng nhập khẩu khô đậu tương biến đổi gen cũng được giữ nguyên ở mức 1.2 triệu tấn và không có động thái trong việc mở rộng thêm khối lượng nhập khẩu.

Thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ đẩy giá đậu tương và ngô hồi phục mạnh

Tin tức được công bố khi các hiệp hội ngành chăn nuôi của Ấn Độ (SOPA) đang thực hiện việc vận động hành lan nhằm thuyết phục chính phủ Ấn Độ có thể gia tăng thêm thời gian đến ngày 31/03/2022. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Hiệp hội các nhà chế biến đậu tương tại Ấn Độ đã có hành động phản đối và chỉ ra rằng họ đã cung cấp đủ cho thị trường nội địa và sự thật về các nguyên tắc cơ bản không hỗ trợ cho bất kỳ nhu cầu nào trong việc mở rộng thêm thời gian nhập khẩu khô đậu tương biến đổi gen.

Nga có thể giảm xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc

Các nguồn tin thương mại của Agricensus cho biết, sản lượng đậu tương của Nga đang gặp khó khăn trong việc theo kịp nhu cầu trong nước. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Nga đã tăng diện tích trồng đậu tương để tận dụng cơ hội gia tăng xuất khẩu.

Tuy nhiên, với nhu cầu trong nước và giá cả tăng cao, môi trường đã thay đổi đáng kể. Thống kê cho thấy dòng chảy đến khách hàng xuất khẩu chính của nước này là Trung Quốc đang thấp dẫn do tác động của thuế xuất khẩu cao và các vấn đề tăng cường an ninh lương thực nội địa Nga.

Xuất khẩu đậu tương của Nga kể từ đầu niên vụ 2021/22 vào tháng 9 đã giảm 74% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 84,000 tấn. Trong đó, 90% đã hướng đến Trung Quốc, theo các nhà phân tích tại cơ quan địa phương Ukraine là APK-Inform.

Agrural cắt giảm ước tính sản lượng ngô Brazil do tác động bởi khô hạn

Công ty tư vấn AgRural phải tiến hành cắt giảm ước tính về tổng sản lượng ngô của Brazil trong vụ 2021/22 xuống 1 triệu tấn so với ước tính trước đó xuống còn 114.4 triệu tấn. Trong đó bang Rio Grande do Sul có tình trạng tồi tệ nhất với ngô tại khu vực này đa số bị ảnh hưởng trong giai đoạn làm đầy hạt và thụ phần, ước tính diện tích ảnh hưởng có thể lên đến 70%, thậm chí một số khu vực của bang còn có mức độ ảnh hưởng lên đến 90%. Rio Grande do Sul chiếm 18% tổng sản lượng ngô vụ 1 của Brazil.

Lượng ngô Brazil dùng cho nội địa có thể đạt mức 40% trong năm tới tại Mato Grosso

Vụ ngô lớn nhất của Brazil – vụ ngô thứ 2 (safrinha) sắp tới kỳ vọng sẽ phát triển tốt và bù đắp cho phần thiếu hụt từ vụ 1, nhưng dường như việc xuất khẩu có thể gặp một số trở ngại khi người dân có khuynh hướng dùng để sản xuất ethanol nhiều hơn, tức ngô dùng cho nhu cầu nội địa sẽ cao hơn, đặc biệt tại bang có sản lượng ngô lớn nhất là Mato Grosso.

Viện Kinh tế Nông nghiệp Mato Grosso (IMEA) ước tính có 30.4% ngô dùng để sản xuất ethanol và dùng cho thức ăn chăn nuôi là 8.5% cho ngành công nghiệp chăn nuôi tại phía nam Bazil. Mức xuất khẩu sẽ chỉ còn 61% (24.2 triệu tấn).

Tình trạng khô hạn tiếp tục kéo dài tại đồng bằng của Mỹ

Thời tiết khô hạn tại khu vực High Plains của Mỹ đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư sau sự kiện các cơn gió cực mạnh xuyên qua vùng Heartland làm dấy lên các lo ngại về năng suất lúa mì vụ đông đang diễn ra, đặc biệt tác động đến lúa mì mùa đông đỏ cứng (HRW).

Điều kiện thời tiết ghi nhận đang có dấu hiệu ấm và khô bất thường tại khu vực đồng bằng của Mỹ. Điều này có thể làm trì hoãn quá trình ngủ đông của cây, đồng thời khiến cho các cây non có bộ rễ nông hơn và cây nhỏ hơn. Giai đoạn này khá quan trọng khi lúa mì trong giai đoạn ngủ đông và sẽ tăng trưởng trở lại trong mùa xuân. Nếu điều kiện thời thiết thuận lợi trong mùa xuân có thể bù đắp được các thiệt hại trong mùa đông về năng suất.

Ngoài ra, trong giai đoạn ngủ đông thì các lớp tuyết dày là rất cần thiết để giúp cho cây ngủ đông không bị tác động quá nhiều bởi nhiệt độ khắc nghiệt trong mùa đông. Hiện tại ghi nhận các lớp tuyết phủ cây quá mỏng, do đó trong điều kiện khí hậu mùa đông khắc nghiệt sẽ làm hại lúa mì vụ đông. Thị trường đang tập trung các kết luận về thiệt lại của ba bang là Colorado (7% sản lượng), Nebraska (4% sản lượng), Texas (6% sản lượng). Các thương nhân dự kiến thời tiết có thể tiếp tục xấu đi trong thời gian tới.

Nga xem xét cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu lúa mì xuống còn 1 triệu tấn

Theo các thông tin trên thị trường, Nga đang xem xét việc giảm hạn ngạch xuất khẩu lúa mì xuống còn 8 triệu tấn thay vì 9 triệu tấn trước đó, được áp dụng cho thời gian từ 15/02 đến 30/06, hạn ngạch được thiết lập nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa khi quốc gia đang đối diện với lạm phát tăng cao.

Hiện chưa có các thông báo chính thức nhưng chính phủ quốc gia vẫn còn đang rất quan tâm về tình trạng thiếu hụt ngũ cốc cho tiêu dùng nội địa và các tác động của sự thiếu hụt này đã tác động đến lạm phát giá nội địa chạm mức cao nhất trong vòng 6 năm.

Thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ đẩy giá đậu tương và ngô hồi phục mạnh

Bộ Nông nghiệp Nga cho biết tuần kết thúc ngày 09/12, xuất khẩu lúa mì Nga ghi nhận đạt 600,000 tấn, thấp hơn 25% so vơi tuần trước đó. Tính lũy kế từ đầu năm, lượng xuất khẩu lúa mì của Nga đạt 19.4 triệu tấn, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước là 18%.

Bên cạnh đó, cuối tuần này Bộ Nông nghiệp Nga tiếp tục cập nhật mức thuế xuất khẩu lúa mì cao hơn 3 USD/tấn so với tuần trước cho giai đoạn từ ngày 22/12 đến 28/12. Theo đó, mức thuế xuất khẩu lúa mì chạm mốc 94 USD/tấn.

Trung Quốc tiếp tục thống lĩnh các đơn hàng lúa mỳ từ Pháp

Theo dữ liệu từ Nhà khai thác cảng Haropa, tính đến tuần kết thúc ngày 15/12 khối lượng lúa mì giao hàng thông qua trung tâm xuất khẩu Rouen của Pháp đạt 142,500 tấn, tăng gấp đôi với tuần trước và đây là mức cao nhất kể từ giữa tháng 10. Trung Quốc tiếp tục ghi nhận là điểm đến hàng đầu của lúa mì Pháp trong 2 tuần liên tiếp với 96,100 tấn, tương đương với 67%, sau đó là Morocco và Gabon. Trung Quốc trong hai tuần vừa qua cho thấy sự quan tâm đối với lúa mì Pháp. Tích lũy từ đầu vụ đến hiện tại, xuất khẩu lúa mì xay xát của Pháp đạt 2.2 triệu tấn (bắt đầu từ ngày 01/07). Algeria là điểm đến hàng đầu với 799,500 tấn (chiếm 39%), sau đó là Trung Quốc với 600,000 nghìn tấn (chiếm 27%)

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

- Hotline: 0286 686 0068
- Website: https://saigonfutures.com/
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
SAIGON FUTURES Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

5 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại