Thời tiết bất thường, người nuôi tôm thiệt hại hơn 6.200 ha
Theo thống kê, toàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 6.200 ha tôm nuôi bị thiệt hại, trong đó có gần 1.800 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên.
Từ đầu tháng 3 đến nay, do ảnh hưởng thời tiết bất lợi, nắng nóng gay gắt và xuất hiện những cơn mưa lớn chuyển mùa khiến cho người nuôi tôm tỉnh Bạc liêu gặp nhiều khó khăn do tôm nhiễm bệnh và chết.
Theo thống kê, toàn tỉnh có hơn 6.200 ha tôm nuôi bị thiệt hại, trong đó có gần 1.800 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên, tập trung nhiều ở huyện Phước Long.
Tuy nhiên, từ giữa đến cuối vụ, việc nuôi tôm của nông dân gặp nhiều khó khăn, nhất là vào thời điểm tháng 3 khi thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ môi trường và độ mặn trong vuông tăng cao, sau đó lại xuất hiện những cơn mưa lớn chuyển mùa làm biến động mạnh các thông số môi trường nước trong vuông nuôi ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của tôm.Theo Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Long, ở đầu vụ nông dân trong huyện thả tôm nuôi có phần thuận lợi do nguồn nước mặn được ngành chức năng tỉnh điều tiết đảm bảo đáp ứng yêu cầu.
Bên cạnh đó, nguồn nước trên các trục kênh dẫn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm do nguồn nước từ những ao tôm nuôi bị thiệt hại xả ra nhưng lại được nhiều hộ tiếp tục lấy đưa vào vuông nuôi tôm khiến nguồn bệnh lây lan, tôm nuôi bị thiệt hại ngày càng nhiều. Hiện toàn huyện có hơn 4.000 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh, mức độ nhiễm bệnh trung bình từ 30% - 70%.
Thạc sĩ Trần Thanh Hải, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Phước Long, khuyến cáo: "Đưa nước vào trong hồ nuôi tôm bà con phải đưa từ từ, đưa một lần khoảng 1/4 lượng nước, rồi thêm dần. Hạn chế tình trạng lấy vào một lần nhiều quá, sẽ dẫn đến con tôm bị sốc và rất dễ xảy ra dịch, bệnh.Để giảm mức độ rủi ro, hiện nhiều nông dân đã chủ động thu hoạch khi tôm vừa đạt kích cỡ thương phẩm. Về phía ngành chức năng huyện cũng đang triển khai nhiều biện pháp để giúp nông dân phòng chống dịch, bệnh trên tôm, đặc biệt là hướng dẫn nông dân lấy nước, xử lý nguồn nước trước khi đưa vào vuông nuôi tôm.
Đặc biệt phải lấy nước vào sáng sớm khoảng 9h, chiều từ 5h trở đi hoặc lấy buổi tối. Hạn chế tình trạng lấy vào buổi trưa, khi nhiệt độ nước trong hồ nuôi và nhiệt độ nước ở ngoài sông chênh lệnh sẽ gây ảnh hưởng con tôm"./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận