menu
24hmoney
copy link Copy link
Pro

Thời hiệu chia thừa kế với BĐS tính như thế nào?

Chủ đề: Chuyên gia
24HMoney đã kiểm duyệt
Theo dõi 24HMoney trên Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Đây là vấn đề rất nhiều người quan tâm, từ góc độ pháp luật, thực tiễn ra làm sao? Nhiều người cứ tranh luận nhau thời hiệu chia thừa kế đã còn hay hết? Nhất là những trường hợp mà người chết để lại di sản đã chết cách đây hơn 30 năm thì chia như thế nào? Thậm chí nhiều trường hợp chết từ trước năm 1990, chết từ rất lâu rồi còn thời hiệu chia thừa kế hay không?

Căn cứ theo quy định tại điều 623 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Có một số trường hợp cần lưu ý về thời hiệu chia thừa kế như sau:

1/ Đối với trường hợp mà trước thời điểm BLDS năm 2015 có hiệu lực, đã có bản án về việc khởi kiện chia thừa kế, nhưng do BLDS 2005 xác định thời hiệu chia thừa kế đã hết nên đình chỉ giải quyết và không chia thừa kế đối với di sản này. Căn cứ theo NQ số 04/2017/NQHĐTP và CV số 263/TANDTC-PC ngày 05/12/2018 thì các đương sự hoàn toàn có quyền khởi kiện chia thừa kế lại. Quy định này để tạo ra ngoại lệ với các quy định ở điều 192 và 217 Bộ luật tố tụng dân sự.

2/ Đối với trường hợp mà người để lại di sản thừa kế chết trên 30 năm thì tính như thế nào?

Trường hợp người khởi kiện chia thừa kế chết trước năm 1990 thì thời hiệu sẽ được tính từ ngày 10/09/1990 (ngày có hiệu lực của Pháp lệnh thừa kế số 44-LCT/HĐNN8)

Đồng thời căn cứ Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH của UBTVQH, ngày 20/8/1998 “thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực (ngày 1/1/1999) không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, đối với giao dịch dân dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/9/1991”.

Vì vậy đối với những trường hợp chết trước thời điểm Pháp lệnh thừa kế 1990 có hiệu lực (ngày 10/09/1990) thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế còn đến hết ngày 09/03/2023.

Đối với thời hiệu chia thừa kế có yếu tố nước ngoài thì Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 của UBTVQH, ngày 1/9/2006, đối với các giao dịch dân sự (có cả thừa kế) thì theo khoản 2 Điều 39 của Nghị quyết này quy định “Thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 có người Việt Nam định cư nước ngoài tham gia”.

Như vậy, chắc chắn rằng tất cả các vụ án chia thừa kế ít nhất đến hết ngày 09/03/2023 vẫn còn hiệu lực chia thừa kế.

Đối với người chết sau thời điểm 10/09/1990 thì thời hiệu chia thừa kế sẽ được tính từ ngày người để lại di sản thừa kế chết và trừa đi các khoảng thời gian như 2 văn bản dẫn chiếu trên.

Vì thế liên quan đến các vụ án chia thừa kế, mọi người cần lưu ý những thông tin trên để xử lý phù hợp với quy định về thừa kế.

Nhà đầu tư lưu ý

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi để cùng chia sẻ và lan tỏa.

Ban nội dung SĐT/Zalo: 0981.935.283

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
5 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Bài viết cùng chuyên gia
Xem thêm Xem thêm
Quan tâm nhiều

FED tăng 0.25% nhưng...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 25/03/2019. Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ quảng cáo: 0908.822.699 - 0983.267.857


copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại