menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
An Bang

Thoái vốn nhà nước: Nhà đầu tư mê "đất", bỏ "sách"

Hiện nay, các cổ đông tham gia mua cổ phần từ nhà nước chỉ quan tâm đến đất đai, không quan tâm nhiều đến hoạt động kinh doanh cối lõi của doanh nghiệp.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2017 - 2020, 128 doanh nghiệp phải hoàn thành cổ phần hóa, nhưng đến nay mới chỉ đạt khoảng 28% kế hoạch; 406 doanh nghiệp phải thoái vốn nhưng hiện mới thực hiện thoái vốn tại khoảng 100 doanh nghiệp.

Theo ghi nhận, lợi nhuận năm gần nhất của Habook vào khoảng 700 tỷ đồng, nhưng sức hấp dẫn không đến từ con số liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi, sau cổ phần hóa Habook được quản lý và sử dụng 2 lô đất đều có vị trí vàng. Đáng kể nhất là lô đất tại 45B Lý Thường Kiệt với diện tích gần 1.100 m2 và thời hạn thuê 50 năm từ năm 1993. Lô đất này đã được phê duyệt kế hoạch xây tòa nhà văn phòng thương mại cao 12 tầng.

Với lợi thế kể trên, phiên đấu giá 751.800 cổ phần, tương đương 37,59% vốn điều lệ tại CTCP Sách và thiết bị trường học Hà Nội - Habook (mã HAB), vào ngày 15/6 vừa qua rất sôi động với khối lượng đặt mua gấp 3,5 khối lượng chào bán. Số cổ phần bán hết với giá gấp đôi mức khởi điểm.

Cùng ngành kinh doanh, nhưng việc thoái vốn không cùng chung "số phận". Vào tháng 4 và tháng 8 vừa qua, 2 đợt thoái vốn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Tập đoàn Tân Mai và CTCP Sách và thiết bị trường học Ninh Thuận đều không có người mua cũng một phần nhiều vì lợi thế đất đai của các doanh nghiệp này chưa thể phát huy trong ngắn hạn.

Để tránh chuyện nhà đầu tư mê "đất" hơn mê "sách" nói riêng, hay hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp nhà nước nói chung, dẫn tới triệt tiêu "cốt lõi" kinh doanh, các chuyên gia cho rằng cần có quy hoạch cụ thể về mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn, tránh thất thoát tài sản Nhà nước, cơ chế định giá đất phù hợp hơn cũng cần tính đến do khung giá này thường thấp hơn giá thị trường rất nhiều nên các nhà đầu tư thâu tóm sẽ được hưởng lợi.

Các chuyên gia cũng cho rằng, phải xác định tinh thần của cổ phần hóa, thoái vốn là tìm kiếm được những nhà đầu tư chiến lược, nhất là tại các doanh nghiệp mà ngành nghề kinh doanh chính vẫn có triển vọng, những dòng vốn tư nhân khi chảy vào doanh nghiệp sẽ "làm mới" bộ máy kinh doanh có phần đang cồng kềnh và nặng nề, tạo thêm công ăn việc làm, giá trị cho xã hội chứ cổ phần hóa thoái vốn không phải chỉ để bán tài sản cho được giá cao.

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả