Thỏa thuận thương mại tự do Anh Mỹ gặp rủi ro lớn vì vấn đề thuế
Ngày 03/8, Mỹ đã thông báo sẽ loại trừ một thỏa thuận thương mại tự do trừ khi nước Anh thời hậu Brexit giảm thuế theo kế hoạch đối với các tập đoàn công nghệ. Daily Telegraph đã gọi "mối quan hệ đặc biệt" của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tân Thủ tướng A
Theo đó, Mỹ đã cảnh báo Anh rằng nếu tiến hành cái gọi là thuế kỹ thuật số đối với Amazon và Google, thì một thỏa thuận thương mại tự do Anh - Mỹ sẽ không xảy ra. Thông điệp về mối đe dọa này đã được truyền đạt tới chính phủ Anh “ở nhiều cấp độ”. Cựu Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liam Fox đã được nhắc nhở vào tháng trước rằng thỏa thuận thương mại với Mỹ là có điều kiện về việc rút lại thuế kỹ thuật số.
Một thỏa thuận thương mại lớn với nền kinh tế lớn nhất thế giới là một ván bài quan trọng trong tầm nhìn hậu Brexit của Thủ tướng Boris Johnson đối với Anh. Thỏa thuận thương mại này có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng của Anh. Chính phủ Anh đã hứa rằng một hiệp định thương mại tự do nhanh chóng với Washington sẽ mang lại cho nền kinh tế Anh một cú hích đáng kể, ngay sau khi nước này rời Liên minh châu Âu vào ngày 31 tháng 10. Tuy nhiên, các nhà phê bình đã cảnh báo rằng một thỏa thuận Mỹ - Anh sẽ không bù đắp được tổn thất thương mại dự kiến với 27 thành viên còn lại của EU, đối tác thương mại lớn nhất của Anh.
Thuế dịch vụ kỹ thuật số của Anh được công bố lần đầu tiên vào năm ngoái nhằm đáp lại sự phẫn nộ của công chúng về cách các tập đoàn công nghệ có thể lách luật trong nước, và trong nhiều trường hợp, hầu như không phải trả thuế đối với các khoản thu được tạo ra ở nước này. Luật mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4/2020, sẽ thấy Facebook, YouTube, eBay và các tổ chức khác bị thu 2% tiền thuế. Thuế này dự kiến sẽ tăng thêm 334 triệu USD trong năm đầu tiên. Nước Pháp cũng đang phải đối mặt với Washington về kế hoạch đánh thuế tương tự đối với các tập đoàn công nghệ, mặc dù EU đã từ bỏ kế hoạch đánh thuế của khối vào đầu năm nay.
Telegraph cảnh báo thuế đề xuất được Tổng thống Mỹ Donald Trump xem là "thuế thu" đối với các công ty Mỹ là người thống trị lĩnh vực công nghệ toàn cầu. Trong khi hai nhà lãnh đạo Anh - Mỹ đã đồng ý bắt đầu đàm phán thương mại song phương càng sớm càng tốt khi ông Johnson mới trở thành Thủ tướng Anh từ 10 ngày trước. Tối hậu thư ngày 3/8 mà Mỹ đưa ra là một dấu hiệu về những rắc rối mà Anh có thể phải đối mặt khi đàm phán các thỏa thuận thương mại trong tương lai.
Trong 45 năm qua là thành viên của EU, hầu hết các cuộc đàm phán thương mại đã được Brussels thực hiện. Do đó, cảnh báo của Mỹ bước đầu là một thất bại lớn đối với Thủ tướng Anh Johnson, người đã tuyên bố sẽ đàm phán lại các điều khoản rời khỏi khối liên minh mặc dù EU đã nhiều lần từ chối mở lại thỏa thuận Brexit đã được đàm phán với chính phủ của người tiền nhiệm Theresa May.
Những người theo dõi Brexit đều thấy rằng tỷ lệ Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận đang tăng lên mỗi ngày.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận