menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Trung Thu

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật: Liệu có so được với TPP?

Toàn văn thỏa thuận thương mại song phương Mỹ - Nhật mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ký kết hôm 25/9 vừa được công bố. Tổng thống Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại này sẽ thay đổi cuộc chơi đối với nông dân và chủ trang trại

Tác động hạn chế

Theo Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, đây chỉ là Hiệp định về nông nghiệp và thương mại kỹ thuật số với quy mô khoảng 55 tỷ USD thương mại giữa nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ ba thế giới.

Trong khi nó không hề đề cập tới các sản phẩm vốn là thế mạnh đã tạo nên mối quan hệ thương mại song phương giữa hai nền kinh tế này, bao gồm ôtô từ Nhật Bản hay máy bay, khí propan hóa lỏng và thiết bị sản xuất chất bán dẫn từ Mỹ.

Cho đến nay ôtô và phụ tùng vẫn là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản sang Mỹ, với kim ngạch đạt tới 56 tỷ USD trong năm 2018. Bởi vậy, ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Shinzo Abe là giành được cam kết rằng Mỹ sẽ không áp thuế đối với ôtô của Nhật. Trên thực tế mặc dù thỏa thuận không đề cập rõ ràng đến vấn đề thuế ôtô, nhưng Thủ tướng Nhật Shizo Abe cho biết, ông Trump đã đồng ý không áp thuế theo “Mục 232” với lý do an ninh quốc gia đối với ôtô và phụ tùng của Nhật và vấn đề này sẽ được gác lại cho các cuộc đàm phán sau này.

Ngược lại, Nhật cũng không áp thuế đối với ôtô và xe tải từ Mỹ. Nhưng các nhà sản xuất ôtô của Mỹ vẫn than phiền rằng hầu hết các loại xe hơi của Mỹ đều phải tuân thủ các quy định về môi trường và an toàn; trong khi chính sách tiền tệ của Nhật Bản đang giữ đồng yên ở mức thấp so với đồng USD, từ đó gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu của Mỹ.

“Cũng cho một số bộ phận cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp thực sự được hưởng lợi từ thỏa thuận này”, Matthew Goodman - một chuyên gia kinh tế châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington cho biết. Tuy nhiên, “nhìn rộng hơn, đây không phải là một thỏa thuận có ý nghĩa cao từ góc độ thương mại, vì nó không chạm vào mặt hàng lớn nhất trong thương mại song phương, ôtô và phụ tùng ôtô”.

Không bằng TPP…

Theo thỏa thuận, Nhật Bản sẽ hạ hoặc giảm thuế đối với khoảng 7,2 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp được trồng ở Mỹ, bao gồm thịt bò và thịt lợn, hiện đang phải đối mặt với mức thuế cao hơn so với các đối thủ từ các quốc gia bao gồm Úc.

Tuy nhiên, không hy vọng thương hiệu bơ Land OLakes của Mỹ có thể đánh bật các thương hiệu New Zealand hay Anchor của Pháp khỏi các cửa hàng ở Nhật Bản. Bơ là một trong một số sản phẩm bơ sữa của Mỹ không cải thiện được quyền truy cập vào thị trường 127 triệu người tiêu dùng của Nhật Bản theo thỏa thuận thương mại song phương hạn chế này.

Mặc dù thỏa thuận này nhằm giúp khôi phục lại thị phần Nhật mà người nông dân Mỹ đã đánh mất trước các đối thủ cạnh tranh ở Úc, New Zealand và Canada kể từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hiện đã được đổi tên thành Hiệp định đối tác toàn diện và Phát triển xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bao gồm 11 quốc gia.

Toàn văn thỏa thuận được công bố hôm 7/10 cho thấy, một số sản phẩm nông nghiệp sẽ có quyền truy cập kém hơn so với TPP. Theo đó, bơ, sữa bột gầy và sữa cô đặc của Mỹ, cùng với một số loại ngũ cốc… sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại đến từ các quốc gia thành viên TPP về hạn ngạch nhập khẩu mới của Nhật Bản theo thỏa thuận.

Chẳng hạn những nông dân trồng lúa ở Mỹ không có được lợi lộc gì từ thỏa thuận thương mại song phương mới, vì thuế quan và hạn ngạch đối với gạo của Mỹ nhập khẩu vào Nhật Bản vẫn được giữ nguyên như những gì đã thiết lập vào đầu những năm 1990.

Trong khi theo TPP, Nhật Bản sẽ miễn thuế cho 70.000 tấn gạo của Mỹ theo hạn ngạch hàng năm; tuy nhiên điều này không có trong thỏa thuận song phương. Tim Johnson, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Ủy ban gạo California cho biết, ông hy vọng sẽ có một thỏa thuận tốt hơn trong các giai đoạn tiếp theo của các cuộc đàm phán Mỹ-Nhật.

Tương tự và hơn TPP

Nhưng cũng có những sản phẩm nông sản xuất khẩu của Mỹ nhận được những ưu đãi tương tự, thậm chí là hơn so với TPP. Đơn cử như phô mai - sản phẩm bơ sữa xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang thị trường Nhật Bản. Không giống như bơ và sữa bột gầy, sản phẩm này sẽ được Nhật loại bỏ thuế quan lên tới 40% trong 15 năm, tương tự như trong TPP.

Đặc biệt, thịt bò và thịt lợn của Mỹ là những sản phẩm được hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận thương mại này. Cụ thể, thịt bò sẽ được giảm thuế từ mức 38,5% hiện nay xuống còn 9% vào năm 2033, theo cùng lộ trình với các đối thủ đến từ khu vực TPP là Úc, New Zealand và Canada. Trong khi thịt lợn sẽ được loại bỏ hoàn toàn thuế quan trong vòng 9 năm và thuế suất 20% đối với thịt lợn xay cũng sẽ được loại bỏ vào năm thứ năm.

Trong khi theo các trợ lý Quốc hội và các quan chức công nghệ, những ưu đãi lớn hơn so với TPP chủ yếu dành cho thương mại kỹ thuật số song phương. Họ mô tả nó như là “TPP+” và phù hợp với các mục tiêu của Mỹ trong việc thiết lập các quy tắc internet và thương mại điện tử toàn cầu.

Nhìn chung, các thỏa thuận liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật số phù hợp với thỏa thuận mới của Mỹ-Mexico-Canada, được coi là một bản nâng cấp từ TPP về các vấn đề kinh tế số. Thủ tướng Nhật Bản Abe cho biết, nó phản ánh Nhật là một đồng minh của Mỹ trong nỗ lực thiết lập các quy tắc internet mở, tiêu chuẩn cao cho thế giới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả