menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hải Vân

Thỏa thuận RCEP sẽ được ký vào tháng 11/2020 nhờ công nghệ Hologram

Theo Bộ Thương mại Thái Lan, các đối tác đối thoại dự kiến sẽ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào ngày 14/11 thông qua công nghệ hình ảnh nổi ba chiều (hologram).

Truyền thông sở tại ngày 10/10 dẫn lời Vụ trưởng Vụ Đàm phán Thương mại Auramon Supthaweethum cho hay 15 nước thành viên RCEP đã khẳng định về việc ký kết hiệp định thương mại tự do này tại Hội nghị Cấp cao sắp tới bất chấp đại dịch kéo dài.
Theo bà Auramon, rất khó để có các cuộc gặp trực tiếp, vì vậy việc ký kết sẽ được thực hiện thông qua ảnh ba chiều với sự tham gia của các bộ trưởng kinh tế các nước RCEP vào ngày 14/11.

Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà tổ chức cách tiếp cận độc đáo này; theo kế hoạch sẽ có trưng cầu dân ý hoặc lễ ký chính thức tại mỗi quốc gia sau sự kiện nói trên.
Bà Auramon cho hay sau khi ký hiệp định, Vụ Đàm phán Thương mại sẽ công bố các chi tiết của thỏa thuận cho công chúng trên trang web của vụ bằng cả tiếng Thái và tiếng Anh.

Bộ Thương mại dự kiến sẽ đề nghị Quốc hội phê chuẩn vào năm tới. Theo quy trình phê chuẩn nghị viện, nếu một nửa số quốc gia thành viên RCEP (ít nhất sáu quốc gia ASEAN và bốn quốc gia ngoài ASEAN) phê chuẩn thì hiệp định sẽ được thực thi ngay lập tức.
Bà Auramon nói rằng RCEP sẽ được thực hiện vào năm 2021. Với việc kinh tế của mọi quốc gia đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng COVID-19, các nước muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này.

RCEP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN và 6 đối tác đối thoại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Các cuộc đàm phán về RCEP bắt đầu vào cuối năm 2012 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 ở Phnom Penh.

Trong các cuộc đàm phán vào phút chót vào ngày 4/11/2019 khi Thái Lan là Chủ tịch ASEAN, Ấn Độ đã rút khỏi các cuộc đàm phán RCEP do có những vấn đề chưa được giải quyết, nhất là các vấn đề liên quan đến thuế nông nghiệp.

Ấn Độ lo ngại rằng thỏa thuận này có thể ảnh hưởng đến sinh kế của những người dân dễ bị tổn thương nhất và dẫn đến gia tăng thâm hụt thương mại và tình trạng tràn ngập hàng nhập khẩu, đặc biệt là các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc.
Đến nay, 15 quốc gia tham gia RCEP đã kết thúc đàm phán trên văn bản cho tất cả 20 chương của hiệp định và các vấn đề tiếp cận thị trường. Hiệp định RCEP đã được lên kế hoạch ký chính thức trong năm nay, có hiệu lực vào năm 2021 hoặc tháng 1/2022 dù có hay không có Ấn Độ./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả