Thị trường trái phiếu có nhiều điểm cần lưu ý
Tại thời điểm cập nhật vào cuối ngày 25/11/2023 trên trang công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), giá trị trái phiếu lưu hành được chúng tôi ước tính vào khoảng 910.9 nghìn tỷ VND. Nhiều doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản đã gia hạn thành công ngày đáo hạn trái phiếu thêm 24 tháng.
Do vậy, giá trị trái phiếu đang lưu hành đáo hạn tập trung được đẩy sang giai đoạn 2024-2025, ước tính vào khoảng 487.5 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 53.5% tổng giá trị trái phiếu toàn thị trường). Trong bối cảnh thị trường bất động sản phục hồi chưa nhanh như kỳ vọng, rủi ro liên quan tới trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 vẫn sẽ là vấn đề cần được theo dõi trong thời gian tới.
Nhóm bất động sản với tỷ trọng trái phiếu lưu hành trên 36% là nhóm gặp nhiều áp lực trong thời gian qua do thị trường bất động sản có diễn biến bất lợi. Theo ước tính của CTCK Shinhan, có khoản 179 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn trong giai đoạn 2024-2025, chiếm hơn 52% tổng giá trị trái phiếu bất động sản.
Về tổng quan, kỳ hạn trung bình của các trái phiếu doanh nghiệp ở mức 5.6 năm, tập trung phần nhiều ở kỳ hạn 3-5 năm. Các lô trái phiếu từ tổ chức tín dụng đang lưu hành có kỳ hạn cao nhất, trung bình ở mức 6.8 năm. Các tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu kỳ hạn trên 5 năm có thể giúp đủ điều kiện để cải thiện vốn cấp 2 của mình theo quy định trong thông tư 23/2020/TT-NHNN.
Hoạt động mua lại trái phiếu và đàm phán giãn nợ có những dấu hiệu tích cực
Nhóm tổ chức tín dụng trong năm 2023 có hoạt động mua lại trái phiếu tích cực nhất (chiếm khoảng 48.5% giá trị trái phiếu mua lại) . Việc mua lại trước hạn trái phiếu là hoạt động tương đối thường kỳ của nhóm ngân hàng nhằm tái cơ cấu lại kỳ hạn trái phiếu nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn và tỷ lệ sử dụng vốn ở mức tốt.
Ngoài ra, với lãi suất đang có xu hướng giảm, các ngân hàng cũng có thêm động lực để mua lại trước hạn các khoản trái phiếu của mình để giảm chi phí vốn.
(Còn tiếp)
HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY – ĐẢO CHIỀU TĂNG GIÁ CUỐI PHIÊN
Thị trường ảm đạm trong suốt phiên giao dịch, cú giảm điểm ngay từ đầu phiên tạo ra tâm lý hoang mang cho nhiều nhà đầu tư vì đã 4 ngày liên tiếp chỉ số VN-Index chìm trong sắc đỏ. Khối ngoại bán ròng liên tục trong thời gian qua chính là lý do mà thị trường không thể ngóc đầu lên được, phiên hôm nay NĐT nước ngoài tiếp tục bán ròng 466 tỷ đồng.
Điều bất ngờ lại một lần nữa xảy đến khi lực cầu bỗng chốc xuất hiện vào 15 phút trước phiên ATC đã kéo thị trường bật tăng trở lại, đầu tàu hôm nay là cổ phiếu HPG với mức tăng hơn 2%. Theo sau đó là các cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng như TCB, CTG, HDB, BID, ACB,…
Nhóm cổ phiếu penny tăng nóng trong thời gian vừa qua có phiên nằm sàn đầu tiên khi dòng tiền quay trở lại các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt. Lần lượt HAG, ITA, HQC đều đóng cửa với mức giảm 7% đi kèm khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ ba, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức cao nhất phiên tại 1,096.3 điểm (+0.4%) với khối lượng giao dịch lớn hơn phiên hôm trước, chỉ số có lần thứ ba quay trở lại kiểm tra nguồn cung tại khu vực 1,075 – 1,080 điểm.
Không có một Uptrend mạnh mẽ xảy ra, nguồn cung treo lơ lửng trên đầu còn quá nhiều chính là lý do khiến TTCK Việt Nam không thể tăng giá và bứt phá mạnh mẽ trong thời gian qua. Với 4 ngày phân phối và thị trường biến động khó lường như hiện tại, thật khó để các nhà giao dịch theo xu hướng tìm kiếm lợi nhuận ngay lúc này.
Một phiên tăng giá trở lại sau bốn phiên giảm giá liên tiếp chưa thể đánh giá chính xác về xu hướng thị trường hiện tại. Với việc chỉ số VN-Index vẫn đang hoạt động dưới MA50 ngày, chưa có lý do gì để chúng tôi khôi phục triển vọng thị trường thành “Rusume Uptrend”. Những ngưỡng kháng cự xuất hiện ngày càng dày đặc ở phía trước là lý do khiến chúng tôi cho rằng trader cần phải thật sự thận trọng, đơn giản vì mỗi lần thị trường không thể tăng giá vượt qua một mốc kháng cự thì nó sẽ để lại một nguồn cung tiềm năng rất lớn mà các trader kẹp hàng mua giá cao để lại.
Các cổ phiếu Leader hoạt động kém hiệu quả trong thời gian qua là một trong những dấu hiệu cảnh báo đỏ mà chúng tôi chú ý đến. Sau khi thoát ra khỏi nền giá kiến tạo, không có quá nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ, phần lớn các cổ phiếu này đều cố gắng vượt qua đỉnh cũ nhưng đều thất bại.
Độ rộng thị trường hôm nay mở rộng so với ngày hôm qua, số lượng cổ phiếu vượt qua MA50 ngày vượt qua số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50 ngày – một tín hiệu tích cực cho ngày đầu tiên thị trường tăng giá trở lại.
Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần còn lại 2 cổ phiếu thuộc nhóm thép và dịch vụ giải trí.
CÁC ĐIỂM MUA BREAKOUT HOẠT ĐỘNG KHÔNG HIỆU QUẢ LÀ DẤU HIỆU CẦN PHẢI THẬN TRỌNG!
Các điểm mua breakout gần đây hoạt động không hiệu quả chính là lý do khiến chúng tôi đưa ra quyết định giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu xuống còn 40% trong vài phiên gần đây.
Cụ thể các cổ phiếu dẫn dắt như SZC, CTR, CTD, BFC đều hoạt động khá kém trong bối cảnh thị trường chung điều chỉnh vừa qua. Ngay sau điểm phá vỡ mẫu hình, các cổ phiếu chỉ tăng giá được khoảng 10%-15% từ điểm pivot và ngay sau đó đảo chiều giảm giá trở lại. Tuy các đợt điều chỉnh là khá nhẹ nhàng với khối lượng thấp nhưng hành động giá đóng cửa trở lại ngay dưới MA20 ngày sau điểm breakout là dấu hiệu vi phạm, cảnh báo cho xu hướng tăng có thể bị thay đổi.
(Còn tiếp)
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận