24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Minh Thu.
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thị trường trái phiếu ấm dần, áp lực đến hạn vẫn nặng trong 2024 và 2025

Lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 tương đối lớn với hơn 297 nghìn tỷ đồng trái phiếu tới hạn, trong đó nhóm bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tiếp theo là ngân hàng.

Chứng khoán Yuanta vừa có nhận định thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang ấm dần trở lại.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ấm dần trong quý 3/2023

Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Việt Nam so với GDP tại thời điểm cuối quý 2/2023 đạt mức 11%, cao hơn Phillipines (7%) và Indonesia (2%), nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Thái Lan (27%), Singapore (27%), Malaysia (54%) và thấp hơn nhiều so với giai đoạn đỉnh điểm phát triển TPDN 2021 (15%).

Tính đến cuối tháng 9/2023 dư nợ TPDN đạt 1.214 nghìn tỷ đồng, tương đương 9.6% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế, giảm nhiều so với thời điểm cuối năm 2022 (11,9%) và 2021 (15,1%) do hoạt động mua lại trước hạn và phát hành chậm hơn.

Thị trường trái phiếu ấm dần, áp lực đến hạn vẫn nặng trong 2024 và 2025

Thị trường TPDN bắt đầu sôi động trở lại trong quý 3/2023 cùng với hệ thống giao dịch trái phiếu riêng lẻ HNX đi vào hoạt động. Lũy kế 10 tháng 2023, ghi nhận giá trị phát hành đạt 214 nghìn tỷ đồng (-15% so cùng kỳ), trong đó, 192 nghìn tỷ đồng phát hành riêng lẻ và 22 nghìn tỷ đồng phát hành qua kênh chào bán công chúng.

Xu hướng phát hành đại chúng tăng trưởng mạnh, giá trị phát hành tăng gần gấp đôi cùng kỳ, trong khi phát hành riêng lẻ giảm 22,8% so cùng kỳ trước những quy định mới trên thị trường trái phiếu.

Thị trường trái phiếu ấm dần, áp lực đến hạn vẫn nặng trong 2024 và 2025

Ngân hàng và bất động sản tiếp tục là hai nhóm ngành có quy mô phát hành TPDN lớn nhất.

Sự thay đổi nhiều nhất đến từ ngành xây dựng và vật liệu năm 2022 chiếm tới 8% với giá trị 22.509 tỷ đồng, trong khi 10 tháng 2023 chỉ còn 110 tỷ đồng.

Trong đó, ACB hiện đang ghi nhận giá trị phát hành lớn nhất với 18.900 tỷ đồng, tiếp theo là Techcombank 16.200 tỷ đồng, OCB ở mức 12.550 tỷ đồng, VietinBank 12.492 tỷ đồng. Và một doanh nghiệp bất động sản cũng nằm trong top 5 là Capitaland Tower với 12.240 tỷ đồng.

Ngoài ra, cũng có khá nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu lượng lớn trong năm 2023 như Phát triển Đô thị Hưng Yên với 7.200 tỷ, Vinhomes 5.000 tỷ, Kinh doanh Nội thất Luxury Living 4.800 tỷ, Đầu tư và Kinh doanh Nam An 4.700 tỷ, Phát triển Đô thị Sao Phương Nam 4.695 tỷ, Bất động sản Lan Việt 4.100 tỷ và Bất động sản Tân Liên Phát Cảng với 4.000 tỷ đồng.

Thị trường trái phiếu ấm dần, áp lực đến hạn vẫn nặng trong 2024 và 2025

Các lô TPDN giá trị lớn được phát hành trong 2023 chủ yếu ở nhóm Ngân hàng.

Lãi suất tăng lên đáng kể trước bối cảnh thị trường TPDN ảm đạm. Dẫn đầu là nhóm bất động sản có lãi suất bình quân trên 12%, do nhu cầu đáo hạn lớn với các lô trái phiếu phát hành những năm trước.

Kỳ hạn phát hành bình quân có xu hướng tăng trong 10 tháng 2023 ở hầu hết các lĩnh vực, tuy nhiên, giá trị phát hành lại tập trung chủ yếu tại các kỳ hạn ngắn. Cụ thể, kỳ hạn 1-3 năm chiếm 36%, so với 2021 (21%) và 2022 (30%); kỳ hạn 3-5 năm sụt giảm đáng kể (19%) trong khi 2021 và 2022 chiếm tới 44% và 35% tổng giá trị phát hành.

Lãi suất phát hành ở mức cao và thị trường trái phiếu chưa hồi phục hoàn toàn là một trong những yếu tố khiến kỳ hạn ngắn được lựa chọn nhiều hơn.

Áp lực trái phiếu đến hạn vẫn còn nặng trong năm 2024

Xu hướng mua lại TPDN bắt đầu xuất hiện từ năm 2021 và hoạt động này sôi động hơn trong năm 2022. Hoạt động mua lại chủ yếu ở nhóm ngân hàng do dư thừa thanh khoản. Việc mua lại trái phiếu trước hạn sẽ giúp ngân hàng giảm dư thừa vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR).

Thị trường trái phiếu ấm dần, áp lực đến hạn vẫn nặng trong 2024 và 2025

Trong quý 3/2023, các doanh nghiệp đã mua lại trước hạn lượng trái phiếu trị giá 48.261 tỷ đồng (-22% so cùng kỳ). Trong đó, hầu hết đều là trái phiếu thuộc nhóm Ngân hàng chiếm 56% tổng giá trị mua lại. Nhóm Xây dựng và Bất động sản lần lượt đứng sau với 5.532 tỷ đồng (tương đương 11,5%) và 3,481 tỷ đồng (tương đương 7,2%).

Dù vậy, áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý 4/2023 vào khoảng 57 nghìn tỷ, đã trừ các khoản mua lại, trong đó bất động sản chiếm khoảng 47%.

Thị trường trái phiếu ấm dần, áp lực đến hạn vẫn nặng trong 2024 và 2025

Lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 tương đối lớn với hơn 297 nghìn tỷ đồng trái phiếu tới hạn, trong đó nhóm bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tiếp theo là ngân hàng.

Cho năm 2025, lượng trái phiếu đáo hạn giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn của năm 2023.

Thị trường trái phiếu ấm dần, áp lực đến hạn vẫn nặng trong 2024 và 2025
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả