Thị trường tài chính 24h: Trái phiếu doanh nghiệp dù rủi ro nhưng vẫn đang rất hấp dẫn
VN-Index quay đầu giảm; Tiền từ tiết kiệm chảy sang trái phiếu; Doanh nghiệp ngành nhựa rơi vào khốn đốn; Sức nóng của “tân binh” trên UPCoM; Chứng khoán châu Á giao dịch thận trọng; Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực vận chuyển ngày càng trở nên tồi tệ…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 26/8 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 56,30 – 57,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 12,5 USD xuống 1.790,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm tiếp về quanh 1.785 USD/ounce và đi ngang cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,05% lên 92,87 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 26/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.143 đồng/USD, giảm 8 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 – 22.880 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,70 USD (-1,02%), xuống 67,66 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,64 USD (-0,89%), xuống 71,61 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua hồi phục khá mạnh lên gần 48.500 USD thì sang ngày hôm nay đã đảo chiều giảm sâu và về quanh 47.000 USD/BTC vào cuối giờ chiều.
Chứng khoán trong nước
VN-Index quay đầu giảm
Phiên tăng điểm nhẹ trong phiên sáng đã không thuyết phục được nhà đầu tư, khi phiên chiều mới chỉ diễn ra được ít phút, áp lực bán đã gia tăng và tập trung ở không ít bluechip đã khiến VN-Index giảm về gần 1.925 điểm, trước khi được nhấc nhẹ lên mốc 1.300 điểm khi đóng cửa.
Điểm tích cực vẫn đến từ nhóm vận tải, logistics với VOS, VTO, HAH tăng trần và GMD +6,5%, VNL +6,7%, STG +5,4%, MHC +4,1%, TCL +3,7%, PVT +2,4%, TCO +2,3%.
Nhóm cổ phiếu phân bón cũng có sức bật tốt với DCM +4,1%, DPM +5,6% và BFC +2,7%.
Đáng chú ý khác là sức bật ở hai cổ phiếu ngành nước REE và BWE khi đều tăng trần lên 62.100 đồng và 40.200 đồng.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall kéo dài đà tăng sang phiên ngày thứ Ba (24/8) khi thị trường tiếp tục được hỗ trợ bởi việc vắc-xin Covid-19 của Pfizer được phê duyệt đầy đủ.
Việc cấp phép đầy đủ cho vắc-xin Pfizer được kỳ vọng sẽ thuyết phục được nhiều người Mỹ đi tiêm chủng hơn nữa. Nhiều người đã nói không với vắc xin với lý do FDA chưa cấp phép đầy đủ và lo ngại các phản ứng phụ vốn rất hiếm xảy ra.
Hiện giới đầu tư đang chú ý vào hội nghị chuyên đề thường niên Jackson Hole của vào cuối tuần.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nhích nhẹ, nhờ sức bật ở nhóm cổ phiếu vận tải và động thái tích cực đêm qua của Phố Wall, nhưng giới đầu tư vẫn tránh đặt cược lớn trước hội nghị chuyên đề thường niên Jackson Hole của Fed.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,06% lên 27.742,29 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,02% xuống 1.935,35 điểm.
Tại Nhật Bản, cổ phiếu vận tải hàng không dẫn đầu thị trường, khi chỉ số phụ theo dõi ngành tăng 2,49% với Japan Airlines và ANA Holdings tăng lần lượt 2,9% và 2,18%.
Cổ phiếu ngành đường sắt tăng 1,25%, với Central Japan Railwa, chạy tàu cao tốc giữa Tokyo và Osaka, tăng 1,3% và East Japan Railway tăng 1,81%.
Đáng chú ý khác là cổ phiếu Toshiba, tăng 1,72% sau một thông tin cho biết, Western Digital đang đàm phán về thương vụ sáp nhập tiềm năng trị giá 20 tỷ USD với công ty bán dẫn Kioxia Holdings Corp – Công ty Toshiba sở hữu 40,5%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi cổ phiếu công nghệ bị chốt lời mạnh, trong khi sự suy thoái trên thị trường bất động sản cũng làm tăng thêm lo ngại về sức khỏe nền kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite mất 1,09% xuống 3.501,66 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,97% xuống 4.801,61 điểm điểm.
Chỉ số STAR 50 chuyên về công nghệ của Trung Quốc giảm gần 3% xuống mức đóng cửa thấp nhất trong hai tháng. Trong khi chỉ số khởi nghiệp ChiNext của Thâm Quyến mất 2%.
Nhóm cổ phiếu bất động sản của Trung Quốc giảm gần 2%, do lo ngại sâu sắc hơn rằng các biện pháp hạn chế hà khắc của chính phủ có thể làm tổn hại đến lợi nhuận của các nhà phát triển.
Trong đó, China Evergrande Group, nhà phát triển bất động sản đang có khối nợ lớn nhất Trung Quốc đã dự báo lợi nhuận nửa đầu năm giảm tới 39%, do giá bán giảm và chi phí tăng cao.
Chứng khoán Hồng Kông giảm và tương tự trên Đại lục, khi chịu áp lực chủ yếu do cổ phiếu công nghệ bị chốt lời sau đợt phục hồi gần đây.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,08% xuống 25.415,69 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,53% xuống 8.937,29 điểm.
Cổ phiếu bất động sản đều giảm, sau khi Evergrande Group, nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất Trung Quốc, giảm 7,5% do dự báo lợi nhuận nửa đầu năm giảm 39%.
Đi ngược lại xu hướng, cổ phiếu Jinchuan Group International Resources Co đã tăng 17% sau khi có báo cáo về công ty sản xuất pin khổng lồ CATL của Trung Quốc đang tìm cách mua cổ phần.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, sau khi ngân hàng trung ương nước này chính thức công bố tăng lãi suất từ mức thấp kỷ lục hiện nay.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 18,28 điểm, tương đương -0,58% xuống 3.128,53 điểm.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) hôm nay thông báo tăng lãi suất lần đầu tiên sau gần ba năm, trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên ở châu Á chuyển hướng khỏi các biện pháp nới lỏng tiền tệ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tiền từ tiết kiệm chảy sang trái phiếu
Trái phiếu doanh nghiệp dù rủi ro nhưng hấp dẫn vì lãi suất cao hơn nhiều lãi suất ngân hàng, không chỉ thu hút nhà đầu tư cá nhân mà còn cả các ngân hàng..>>
- Doanh nghiệp ngành nhựa rơi vào khốn đốn
Ngoài áp lực chi phí nguyên liệu tăng mạnh, việc đứt gãy sản xuất đang đẩy các doanh nghiệp ngành nhựa vào tình cảnh khó khăn chưa từng thấy..>>
- Sức nóng của “tân binh” trên UPCoM
Sở hữu tài sản lớn, được hậu thuẫn bởi tập đoàn tư nhân, nhiều tân binh trên UPCoM đã ghi nhận mức tăng giá chóng mặt..>>
- Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực vận chuyển ngày càng trở nên tồi tệ
Mạng lưới rộng lớn của các cảng, tàu container và các công ty vận tải đường bộ vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới đang bị rối loạn nghiêm trọng và chi phí vận chuyển đang tăng chóng mặt..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận