Thị trường tài chính 24h: Tín hiệu tốt cho thị trường
VN-Index lao dốc trong phiên ATC; USD tăng vọt; Cổ phiếu hút tiền thời đại dịch; Khối ngoại thử thách khối nội; Chứng khoán toàn cầu đang trải qua giai đoạn lạ kỳ;Cổ phiếu penny đồng loạt giảm giá, tín hiệu tốt cho thị trường; Chứng khoán Hồng Kông và Hàn Quốc tăng vọt; Nền kinh tế Mỹ: Chu kỳ suy thoái tới gần...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 20/3 tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm trở lại 150.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 45,85 – 46,67 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 14,7 USD xuống 1.471,4 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay hồi phục dần và tiến sat 1.511 USD/ounce, cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,92% xuống 101,81 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.252 đồng, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.370 - 23.530 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,29 USD (+4,98%), lên 27,20 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,27 USD (+4,19%), lên 31,57 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index giảm sâu trong phiên ATC
Chỉ số leo lói sắc xanh trong ít phút sau mở cửa và lao xuống dưới tham chiếu do gánh nặng chính đến từ nhóm bluechip, cùng hàng loạt các mã vừa và nhỏ chịu áp lực bán chốt lời.
Bước sang phiên chiều, VN-Index bị đẩy về dưới mốc 710 điểm, nhưng đã bật trở lại nhờ dòng tiền bắt đáy. Tuy vậy, trong đợt ATC với việc 2 quỹ ETF ngoại FTSE và V.N.M cơ cấu danh mục, chỉ số đã đột ngột giảm sâu khiến VN-Index kết phiên thủng 710 điểm, tương đương mất hơn 16 điểm.
Cổ phiếu Vin bị cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xả bán mạnh và lần lượt VHM, VIC, VRE đều giảm sàn, là nhân tố chính nhấn chìm thị trường. Thêm vào đó là VCB -6,8%; BVH -6,5%, HPG -2,9%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường AMD, HAI, HQC, TSC, DIC, DRH, TNT, ROS... đồng loạt bị chốt lời và giảm sàn.
Chứng khoán Mỹ
Những động thái bơm thanh khoản từ Fed và ECB giúp giới đầu tư lấy niềm tin trước nỗi lo suy thoái đang gia tăng, qua đó giúp phố Wall đảo chiều tăng trở lại. Tuy nhiên, mức biến động của các chỉ số chính trong phiên thứ Năm không còn mạnh như các phiên trước, cho thấy tâm lý nhà đầu tư phần nào đã ổn định hơn.
Theo cuộc thăm dò của Reuters, gần 76% ý kiến của các nhà kinh tế tại châu Mỹ và châu Âu trả lời dự báo, kinh tế thế giới sẽ suy thoái.
Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày Xuân Phân
Chứng khoán Trung Quốc đã tăng theo chân sự phục hồi ở các thị trường châu Á khác.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,61% lên 2.745,62 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,79% lên 3.653,22 điểm.
Trong tuần, CSI300 đã giảm 6,2%, mức giảm trong một tuần lớn nhất kể từ tháng 10/2018, trong khi SSEC mất 4,9%.
Không như dự báo, Trung Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay, bất chấp những kỳ vọng về việc cắt giảm để giảm bớt chi phí vay trong một nền kinh tế bị virus gây tổn thương nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nước này được thiết lập các cơ chế giải phóng hàng nghìn tỷ nhân dân tệ kích thích tài khóa để hồi sinh nền kinh tế dự kiến sẽ giảm tốc nhanh nhất trong 4 thập kỷ qua, Reuters dẫn nguồn tin.
Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh nhờ lực mua bắt đáy ồ tại, khi giới đầu tư tỏ ra lạc quan với với động thái hỗ trợ của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 5,05% lên 22.805,07 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 6,53% lên 9.118,67 điểm.
Trong tuần, HSI mất 5,1%, còn HSCE giảm 5,5%.
Đáng chú ý, cổ phiếu lớn Tencent tăng 4,8%, trong khi CK Asset Holdings tăng 13,5% và nhà điều hành sòng bạc Galaxy Entertainment tăng vọt 11,9%.
Các nhà đầu tư Đại lục tiếp tục mua vào cổ phiếu Hồng Kông với trị giá gần 7 tỷ nhân dân tệ (tương đương 990 triệu USD) vào thứ Sáu.
Chứng khoán Hàn Quốc đã có tăng cao nhất trong hơn 11 năm, và cũng được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích trên toàn thế giới để hỗ trợ kinh tế.
Đồng won đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 4 năm 2009, sau khi ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết, sẽ ngay lập tức bơm 60 tỷ USD vào thị trường tài chính bằng cách sử dụng một cơ sở trao đổi tiền tệ mà họ đang ký với Fed.
Tuy nhiên, KOSPI đã mất 11,59% trong tuần này, sau khi sụt giảm 13,17% trong tuần trước, do lo ngại về tác động của coronavirus trên nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số này đã giảm tổng cộng 34,6% trong 30 phiên giao dịch trước đó.
Các thông tin đáng chú ý khác
Các thị trường tài chính hoảng loạn, giới đầu tư bán tháo các loại tài sản để thu tiền về khiến đồng USD trở thành nơi trú ẩn an toàn..>>
- Cổ phiếu hút tiền thời đại dịch
Trong tuần này, rủi ro được đánh giá vẫn còn cao, nhưng áp lực bán tháo đã không xảy ra. Dòng tiền đầu cơ nhập cuộc mạnh mẽ hơn khi một số cơ hội bắt đầu xuất hiện..>>
- Khối ngoại thử thách khối nội
Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 27 liên tiếp với giá trị gần 700 tỷ đồng trên toàn thị trường, cho thấy áp lực với bên mua là rất lớn..>>
- Chứng khoán toàn cầu đang trải qua giai đoạn lạ kỳ
Ðêm 18, rạng sáng ngày 19/3, một dòng trạng thái được đăng trên một group Facebook, nơi quy tụ nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam thu hút sự chú ý với nội dung vỏn vẹn: “Ðêm nay, lại một đêm lạ kỳ”..>>
- Cổ phiếu penny đồng loạt giảm giá, tín hiệu tốt cho thị trường
Thời gian qua, mặc dù cổ phiếu lớn và vừa liên tục bị bán mạnh, nhưng dòng tiền có dấu hiệu được hút vào các cổ phiếu nhỏ (penny). Tuy nhiên, trong 2 phiên trở lại đây, đang có dấu hiệu thoái lui hàng loạt tại nhóm cổ phiếu penny này..>>
- Nền kinh tế Mỹ: Chu kỳ suy thoái tới gần
Đà tăng trưởng dài nhất trong lịch sử của nước Mỹ nhiều khả năng đã ngừng lại, mà yếu tố tác động trực tiếp chính là Covid-19..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận