Thị trường tài chính 24h: Nhóm cổ phiếu công nghệ bị bán tháo
VN-Index giảm nhẹ; Nhiều ngân hàng khóa room ngoại, chờ cơ hội tốt hơn để gọi vốn; Cổ phiếu bánh kẹo lặng sóng mùa Trung thu; Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 9/9 giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 150.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,70 – 56,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 0,9 USD lên 1.931 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co nhẹ quanh ngưỡng 1.930 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 10 trên sàn Comex New York giảm 7,1 USD xuống 1.928 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,14% lên 93,58 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.203 đồng, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,68 USD (+1,85%), lên 37,44 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,50 USD (+1,26%), lên 40,28 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index thu hẹp đáng kể đà giảm
Thị trường giảm nhanh ngay khi mở cửa, tuy nhiên, nhà đầu tư nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh đã giúp thị trường cân bằng trở lại.
Dòng tiền bắt đáy hoạt động tích cực hơn trong phiên chiều, kéo VN-Index lên trên tham chiếu, nhưng sự yếu đà của một vài mã lớn trong đợt khớp lệnh ATC đã khiến VN-Index mất điểm.
Trong các mã lớn, ngoại trừ BCM và GVR, có thêm một số mã đảo chiều tăng thành công là VHM, MSN, VRE, NVL, MWG, STB, TPB, nhưng mức tăng rất khiêm tốn.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, cặp đôi HAG và HNG vẫn duy trì đà tăng tốt, trong đó HAG +4,77%.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall phiên ngày thứ Ba (09/9) chịu áp lực lớn từ đà bán tháo của nhóm cổ phiếu công nghệ, do lo ngại về các lệnh trừng phạt tiềm tàng của Mỹ đối với nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc là SMIC.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, do tâm lý giới đầu tư trở nên xấu đi sau đợt bán tháo kéo dài nhóm cổ phiếu công nghệ tại phố Wall.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,04% xuống 23.032,54 điểm. Chỉ số Topix mất 0,96% xuống 1.605,40 điểm.
“Con sóng” cổ phiếu công nghệ của Mỹ đã bị chặn lại vào tuần trước, với chỉ số Nasdaq giảm tới 9,9% so với mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư chốt lời.
Các cổ phiếu công nghệ niêm yết tại thị trường Tokyo theo đó cũng chịu ảnh hưởng, với SoftBank Group Corp giảm 2,87%, còn Sony Corp và Tokyo Electron đều giảm khoảng 2%.
Đáng kể, các cổ phiếu liên quan đến năng lượng sụt giảm do giá dầu lao dốc sau khi Ả Rập Xê Út giảm giá bán trong tháng 10, với INPEX Corp giảm 3,06% và Cosmo Energy Holdings Co giảm 1,12%.
Chứng khoán Trung Quốc có phiên giảm mạnh nhất trong 6 tuần, với căng thẳng Trung-Mỹ leo thang và giá dầu giảm đã kiềm chế giao dịch.
Đóng cửa, Shanghai Composite mất 1,86% xuống 3.254,63 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 2,3% xuống 4.584,59 điểm, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 24/7.
Cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn của Trung Quốc tiếp tục giảm do lệnh trừng phạt có thể xảy ra của Mỹ đối với gã khổng lồ sản xuất chip của Trung Quốc SMIC.
Tâm lý nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi những dấu hiệu cho thấy các cơ quan quản lý đang đẩy mạnh đàn áp nạn đầu cơ, với 3 cổ phiếu tăng cao nhất niêm yết trên thị trường ChiNext đã bị tạm ngừng giao dịch, với lý do “sự biến động bất thường” giá cổ phiếu.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, cũng bởi ảnh hưởng bởi đà bán mạnh nhóm cổ phiếu công nghệ trên phố Wall gần đây.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,63% xuống 24.468,93 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,04% xuống 9.728,52 điểm.
Các cổ phiếu thuộc nhóm công nghệ dẫn đầu sự sụt giảm với chỉ số phụ theo dõi ngành mất 1,5%, phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm cũng bởi ảnh hưởng từ đà bán tháo nhóm cổ phiếu công nghệ phiên đêm qua trên phố Wall.
Các nhà đầu tư dường như không phản ứng với dữ liệu cho thấy, Hàn Quốc mất khoảng 274.000 việc làm trong tháng 8, đánh dấu sự sụt giảm số lượng lao động tháng thứ 6 liên tiếp do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nhiều ngân hàng khóa room ngoại, chờ cơ hội tốt hơn để gọi vốn
Bên cạnh việc gọi vốn từ cổ đông ngoại không như trước do tác động của Covid-19, hiện room ngoại còn lại rất thấp, vì vậy, các ngân hàng muốn có một khoảng trống khi khóa room, chờ đợi thị trường tốt hơn để gọi vốn..>>
- Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Đừng chỉ nhìn vào lãi suất
Khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư không nên chỉ nhìn vào lãi suất hay coi lãi suất là yếu tố quyết định đầu tư..>>
- Cổ phiếu bánh kẹo lặng sóng mùa Trung thu
Sự trở lại của Công ty cổ phần Kido (KDC) đúng mùa Trung thu giúp cổ phiếu bánh kẹo thu hút sự chú ý trở lại, nhưng có lẽ cũng chỉ có vậy..>>
- Có nên buộc doanh nghiệp kiểm toán sâu?
Để chặn tình trạng doanh nghiệp nói quá về mình khi cần gọi vốn hay cần "đánh bóng", VACPA vừa kiến nghị mở rộng không gian kiểm toán sang bản cáo bạch niêm yết, cáo bạch phát hành..>>
- Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc không quan tâm đến lời kêu gọi quay về Mỹ của ông Trump
Một cuộc khảo sát mới đây về các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp này đều không quan tâm đến lời kêu gọi quay về Mỹ mà ông Trump đề nghị..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận