Thị trường tài chính 24h: Nhiều nhóm ngành cổ phiếu triển vọng cuối năm tích cực
VN-Index thêm một phiên giảm nhẹ; Đo lường tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng; Cổ phiếu bất động sản còn hấp dẫn?…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 18/8 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tiếp tục chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,65 – 57,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 0,8 USD xuống 1.786,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên 1.795 USD/ounce, nhưng đã đảo chiều giảm nhanh về dưới 1.790 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,02% xuống 93,11 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 18/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.164 đồng/USD, tăng 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.710 – 22.910 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,43 USD (+0,65%), lên 66,93 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,46 USD (+0,67%), lên 69,58 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về gần 44.800 USD, thì sang ngày hôm nay đã giằng co và nhích nhẹ lên trên 45.200 USD/BTC vào cuối giờ chiều.
Chứng khoán trong nước
VN-Index thêm một phiên điều chỉnh nhẹ
Thị trường có thêm một phiên giằng co nhẹ, với các điểm nhấn trong phiên sáng từ áp lực bán ra tại VHM và bù lại là sức bật tại MSN, VCB, VIC trở thành đối trọng.
Cho đến phiên chiều là PDR, SSI, VPB trở thành lực cản và BVH, MSN, MWG thay thế làm trụ đỡ, giúp VN-Index cân bằng hơn, mặc dù vẫn đóng cửa trong sắc đỏ.
Nhóm vận tải biển bị chốt lời, trong đó VOS giảm sàn, trong khi nhóm dược, y tế lại khởi sắc với hàng loạt sắc tím như BDB, VMD, DBT, JVC, SPM (nếu kể cả trên UPCoM và HNX có thêm DDN, UPH, TW3, HDP, PPP, AMV).
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall trượt dốc trong phiên ngày thứ Ba (17/7) chịu sức ép trước loạt dữ liệu bán lẻ đáng thất vọng cho thấy đà nền kinh tế Mỹ.
Doanh số bán lẻ tháng 7 của Mỹ giảm 1,1% trong tháng trước đó, giảm mạnh hơn so với mức 0,3% được dự báo. Dữ liệu tháng 6 được điều chỉnh tăng 0,7% thay vì tăng 0,6% như báo cáo trước đó.
Doanh số tại các đại lý ô tô tiếp tục giảm 3,9% trong tháng vừa qua, sau khi giảm 2,2% trong tháng 6.
Tuy nhiên vẫn có một số tin tức đáng khích lệ. Báo cáo độc lập Fed cho thấy, sản lượng xe có động cơ tăng 11,2% trong tháng 7 nhờ các nhà sản xuất ô tô giảm thiểu hoặc hủy bỏ đợt đóng cửa tân trang thiết bị hàng năm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng trở lại, dẫn đầu bởi mức tăng của Fujifilm và các cổ phiếu phòng thủ khác.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,59% lên 27.585,91 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,44% lên 1.923,97 điểm.
Thị trường chủ yếu được dẫn dắt bởi các cổ phiếu phòng thủ, trong khi nhiều cổ phiếu chu kỳ trượt dốc, do lo ngại biến thể Delta lan rộng có thể làm gián đoạn sự phục hồi kinh tế, cả trong và ngoài nước.
Phiên này, cổ phiếu Fujifilm đã tăng 3,3% lên mức cao kỷ lục mới, kéo dài đà tăng kể từ khi công bố lợi nhuận khả quan vào thứ Sáu tuần trước.
Một số cổ phiếu phòng thủ như dược phẩm cũng nằm trong số những mã tăng giá nhiều nhất, với Astellas Pharma tăng 2,1% và Chugai Pharmaceutical tăng 1,1%.
Chứng khoán Trung Quốc cũng đã tăng, sau khi giảm mạnh trong phiên trước đó, khi các cổ phiếu tài chính phục hồi nhờ Bắc Kinh cam kết ngăn chặn những rủi ro tài chính lớn.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,11% lên 3.485,29 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,17% lên 4.894,24 điểm.
Nhóm cổ phiếu tài chính dẫn đầu mức tăng, với chỉ số phụ theo dõi ngành tăng 4,3%, sau khi Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương Trung Quốc cho biết, cần nỗ lực để đạt được sự cân bằng giữa đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và ngăn ngừa rủi ro hệ thống tài chính.
Chứng khoán Hồng Kông cũng đã hồi phục, sau phiên giảm mạnh nhất trong ba tuần vào hôm qua.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,5% lên 25.867,01 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,02% lên 9.150,36 điểm.
Nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trở lại với gã khổng lồ giao đồ ăn Meituan tăng 2,2%.
Cổ phiếu Geely Automobile Holdings Ltd của Trung Quốc tăng 2,5%, nhờ quyết định giữ mục tiêu doanh số trong năm nay, bất chấp cảnh báo về tình trạng thiếu chip trên toàn cầu.
Chứng khoán Hàn Quốc hồi phục, chấm dứt chuỗi giảm liên tiếp 8 phiên trước đó.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 15,84 điểm, tương đương +0,5% lên 3.158,93 điểm.
“Đồng won phục hồi, nhu cầu được cải thiện từ các nhà đầu tư tổ chức và nước ngoài và sự tăng vọt của SK Hynix đã hỗ trợ KOSPI,” Lee Kyoung-min, một nhà phân tích tại Daishin Securities cho biết.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Đo lường tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng
Lo ngại nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cho vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro..>>
- Triển vọng cổ phiếu ngành cuối năm
Nhiều nhóm ngành có kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quý II/2021 được đánh giá tiếp tục có triển vọng trong những tháng cuối năm, nhưng sẽ tập trung vào một số ít doanh nghiệp..>>
- Bất động sản: Lãi lớn nhưng âm dòng tiền, gánh nặng nợ tăng, cổ phiếu còn hấp dẫn?
Dù kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm rất khả quan, song rủi ro của doanh nghiệp bất động sản cũng tăng cao khiến nhà đầu tư phải cẩn trọng với cổ phiếu ngành này..>>
- Những khoản lợi nhuận thiếu bền vững của doanh nghiệp niêm yết
Quý II vừa qua, nhiều doanh nghiệp báo lãi lớn nhưng lợi nhuận lại không đến từ mảng kinh doanh cốt lõi..>>
- Fed có thể giảm mua trái phiếu trong năm nay hoặc đầu năm sau
Fed sẽ giảm chương trình mua trái phiếu - hiện đang ở mức 120 tỷ USD/tháng, nhưng thời điểm chính xác sẽ phụ thuộc vào số liệu kinh tế, một quan chức của Fed ngày 17/8 cho hay..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận