Thị trường tài chính 24h: Lợi suất trái phiếu khu vực Đông Á mới nổi gia tăng
VN-Index có phiên biến động mạnh; Ngân hàng đã bớt lo nợ xấu; Tiến triển về vắc-xin thúc đẩy các thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi; Trung Quốc đề xuất các quy tắc toàn cầu cho đồng tiền kỹ thuật; Covid-19 làm gia tăng sự bất bình đẳng của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương; Chứng khoán châu Á phục hồi mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 26/3 giảm 210.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng nhẹ trở lại 30.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 54,90 – 55,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 7,6 USD xuống 1.726,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng dần hồi phục và nhích nhẹ lên 1.728 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,23% lên 92,74 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 26/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.230 đồng, tăng 12 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.995 - 23.175 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,33 USD (+2,27%), lên 59,89 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,26 USD (+2,03%), lên 63,21 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index có phiên biến động mạnh
Trong phiên sáng, lực bán ồ ạt sau cảnh báo về dịch Covid-19 khiến VN-Index có thời điểm lao dốc hơn 25 điểm, trước khi lực cầu bắt đáy nhập cuộc kéo VN-Index trở lại trên 1.150 điểm.
Trong phiên chiều nay, khi giao dịch nhỏ giọt do lệnh bị nghẽn, VN-Index lại được kéo lên rất mạnh và lấp đầy số điểm để về sát mốc tham chiếu nhờ lệnh mua giá cao ở một số mã lớn như VIC, HPG, ACB...Theo đó, VIC +1,81% HPG +2,67%, ACB+ 1,25%, cùng VJC +1,87%
Điểm nổi bật vẫn là tân binh SSB, khi án ngữ ở mức giá trần phiên thứ 3 liên tiếp lên 23.050 đồng, khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị và còn dư mua trần hơn 2,1 triệu đơn vị.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall khởi sắc trong phiên ngày thứ Năm (25/3) nhờ dữ liệu việc làm tích cực, với số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 20/3 là 684.000, đánh dấu lần đầu tiên con số này xuống dưới mốc 700.000 người kể từ tháng 3/2020, thời điểm đại dịch Covid-19 gây ra cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, nhờ sự dẫn dắt của cổ phiếu lớn SoftBank, cùng lực mua bắt đáy mạnh ở các cổ phiếu vốn đã giảm sâu trong tuần này.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,56% lên 29.176,70 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,46% lên 1.984,16 điểm. Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 giảm 2% và Topix giảm 1,4%.
Cổ phiếu lớn SoftBank tăng 1,8% đã đóng góp lớn nhất cho chỉ số Nikkei 225, theo sau là Advantest, tăng 4,65%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, chấm dứt chuỗi 4 tuần giảm liên tiếp, được thúc đẩy bởi các công ty tiêu dùng và dòng tiền mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,63% lên 3.418,33 điểm và tăng 0,4% trong tuần, sau 4 tuần liên tiếp giảm trước đó.
Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 2,27% lên 5.037,99 điểm và nhích 0,62% trong tuần, chấm dứt 5 tuần giảm liên tiếp.
Các cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu, vốn đã bị bán tháo trong những tuần gần đây đã dẫn đầu mức tăng hôm nay, với chỉ số theo dõi ngành tăng 2,53%, trong đó, cổ phiếu công ty ưa thích của nhà đầu tư nước ngoài là Kweichow Moutai Co Ltd, tăng 2,13% và Wuliangye Yibin Co Ltd, tăng 3,89%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, hỗ trợ bởi nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ, nhưng căng thẳng gia tăng giữa phương Tây và Trung Quốc đã khiến chỉ số ghi nhận mức giảm trong tuần.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,57% lên 28.336,43 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 2,26%. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,06% lên 10.966,06 điểm và mất 2,82% trong tuần.
Các công ty công nghệ dẫn đầu với chỉ số phụ tăng tăng 2,33%. Trong đó, Meituan tăng 5,08%, Tencent Holdings Ltd tăng 2,31% và Xiaomi Corp tăng 6. 28%.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhẹ, do sự lạc quan từ dữ liệu thất nghiệp được cải thiện tại Mỹ.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,09% lên 3.041,01 điểm. Trong tuần, chỉ số này đã tăng nhẹ gần 0,05%.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm nay đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2021 của Hàn Quốc lên 3,6% từ mức 3,1% trước đó, nhờ sự phục hồi của xuất khẩu nhóm ngành công nghệ và chính sách kích thích tài khóa được giữ vững.
Hôm nay, nhóm cổ phiếu đóng tàu Hàn Quốc tăng mạnh với Samsung Heavy Industries tăng 6% sau khi giành được đơn hàng trị giá 2.800 tỷ won, trong khi Korea Shipbuilding & Offshore tăng 11,4% với đơn hàng 637 tỷ won.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng đã bớt lo nợ xấu
Năm ngoái, có 19/27 ngân hàng được thống kê tăng chi phí dự phòng rủi ro. Hiện tại, một số nhà băng bắt đầu tính đến việc giảm số dư dự phòng..>>
- Tiến triển về vắc-xin thúc đẩy các thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi
Triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện và tiến triển trong việc tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh Covid-19 đã đẩy lợi suất trái phiếu tại khu vực Đông Á mới nổi tăng..>>
- Trung Quốc đề xuất các quy tắc toàn cầu cho đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương
Trung Quốc đã đề xuất một bộ quy tắc toàn cầu cho các loại tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương từ cách loại đồng tiền này có thể được sử dụng trên toàn thế giới đến các vấn đề nhạy cảm cao như giám sát và chia sẻ thông tin..>>
- WB: Covid-19 làm gia tăng sự bất bình đẳng của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương
Sau hơn 1 năm trải qua đại dịch Covid-19, sự phục hồi tại các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương rất không đồng đều, làm gia tăng sự bất bình đẳng của khu vực này..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận