Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán thiết lập điểm số lịch sử mới
VN-Index tăng mạnh lên gần 1.280 điểm; Lợi nhuận nhà băng nhỏ phân hóa rõ nét; Lãi lớn, nhóm cổ phiếu logistics gia tăng sức hấp dẫn; Giá hàng hóa tại Trung Quốc đã lao dốc; Chứng khoán châu Á đa số giảm; Fed có thể xem xét lại chính sách tiền tệ… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 20/5 tăng 30.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 55,98 – 56,35 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 0,2 USD lên 1.869,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng vọt lên trên 1.875 USD/ounce, nhưng sau đó yếu dần và về quanh 1.865 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,11% xuống 90,02 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.154 đồng, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.950 - 23.150 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,93 USD (-1,47%), xuống 62,43 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent) giảm 1,19 USD (-1,76%), xuống 65,49 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, “ông vua” Bitcoin sau ngày bán tháo hôm qua về gần 30.000 USD đã hồi phục khá mạnh trở lại và chạm đến ngưỡng 40.000 USD/BTC vào cuối giờ chiều nay.
Chứng khoán trong nước
Nhiều trụ cột được kéo mạnh, VN-Index vọt hơn 15 điểm
Sau phiên sáng điều chỉnh nhẹ, thị trường bước vào phiên chiều với tâm lý vẫn thận trọng từ nhà đầu tư khiến VN-Index chỉ nhích trên tham chiếu đôi chút.
Sau đó, số bluechip lại nhận lực mua tích cực đã nới đà tăng, và không ít cũng đã đảo chiều tăng thành công giúp chỉ số nhích và tiếp tục được thúc đẩy trong phiên ATC lên gần 1.280 điểm.
Các bluechip tăng mạnh là PNJ +6,2%, REE +6,2%, MWG +5,9%, FPT +5,2%, MSN +5,2%, VCB +5,2%, PDR +4%, STB +3,2% và SSI tăng kịch trần +6,9%.
Ở chiều ngược lại, họ cổ phiếu FLC bị bán tháo ồ ạt, trong đó, ROS có thời điểm còn chạm mức giá sàn, trước khi -6,3% khi đóng cửa, còn FLC -5,5%, AMD -5,8%, HAI -3,5%.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall lao dốc trong phiên ngày thứ Tư (19/5) sau biên bản cuộc họp chính sách tháng 4 của Fed được công bố.
Trong đó, Fed nhấn mạnh một cuộc tranh luận đang nổi lên tại ngân hàng trung ương về rủi ro lạm phát, dấu hiệu ngầm cho thấy Fed dường như đang tính đến chuyện thắt chặt chính sách.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng nhờ nhóm cổ phiếu chip đi lên đã bù đắp cho sự sụt giảm ở nhóm cổ phiếu chu kỳ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,19% lên 28.098,25 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,04% lên 1.895,92 điểm.
Các chỉ số chính của phố Wall đóng cửa giảm điểm đêm qua, tuy nhiên, các công ty liên quan đến chip Nhật Bản đã tăng khá mạnh nhờ chỉ số Philadelphia Semiconductor tăng, với Tokyo Electron và Advantest lần lượt tăng 2,05% và 3,5%.
Cổ phiếu theo chu kỳ mất điểm, với các nhà sản xuất thép giảm mạnh với JFE Holdings Inc và Nippon Steel, vốn đã tăng mạnh trong tháng qua, lần lượt giảm 5,96% và 4,83%.
Chứng khoán Trung Quốc kết thúc trái chiều, khi lợi nhuận của các công ty tài chính bù đắp thiệt hại của các công ty nguyên vật liệu, sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ ổn định giá hàng hóa.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,11% xuống 3.506,94. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,27% lên 5.186,41 điểm.
Chỉ số năng lượng và nguyên vật liệu nằm trong số các ngành hoạt động kém nhất, lần lượt giảm 3,2% và 3,3%, sau khi Trung Quốc cho biết, sẽ tăng cường quản lý từ cả phía cung và cầu để hạn chế sự gia tăng “bất hợp lý” của giá hàng hóa.
Chứng khoán Hồng Kông giảm điểm, do các cổ phiếu nguyên vận liệu suy yếu, sau khi Bắc Kinh cam kết điều chỉnh thị trường hàng hóa.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,5% xuống 28.450,29 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,11% xuống 10.642,80 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc sụt giảm, do ảnh hưởng từ phiên suy yếu đêm qua trên phố Wall, khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 4.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,34% xuống 3.162,28 điểm.
Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 0,13%, SK Hynix tăng 1,24%. Nhà sản xuất pin LG Chem và gã khổng lồ internet Naver lần lượt tăng 2,5% và 0,43%.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lợi nhuận nhà băng nhỏ phân hóa rõ nét
Các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ cũng đạt kết quả kinh doanh tích cực trong quý đầu năm nay, song có sự phân hóa mạnh về lợi nhuận khi một số nhà băng đạt mức tăng trưởng rất cao..>>
- Lãi lớn, nhóm cổ phiếu logistics gia tăng sức hấp dẫn
Với bức tranh kinh doanh tươi sáng, cổ phiếu nhóm ngành logistics đang gia tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, dù vẫn có một số mã giảm giá do nội lực kém của doanh nghiệp..>>
- Giá hàng hóa tại Trung Quốc đã lao dốc, từ thép, than cốc tới đậu nành...
Xu hướng giảm trở lại của hàng hóa toàn cầu lan sang Trung Quốc với giá hợp đồng tương lai từ quặng sắt, than đến đậu tương giảm khi thị trường bị kìm hãm bởi lo ngại lạm phát và chính quyền Bắc Kinh tiếp tục cố gắng hạ giá hàng hóa..>>
- Fed có thể xem xét lại chính sách tiền tệ nếu nền kinh tế tiếp tục cải thiện nhanh chóng
Theo biên bản từ phiên họp được công bố hôm thứ Tư (19/5), các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed), hoạt động kinh tế tăng mạnh sẽ dẫn đến các cuộc thảo luận về chính sách thắt chặt chính sách tiền tệ..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận