menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Đức Hảo

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán bất ngờ tăng mạnh

VN-Index hồi phục mạnh; Ngân hàng thừa vốn; Hàng loạt doanh nghiệp khó triệu tập đại hội vì cổ đông phân tán; Tiền tệ của các thị trường mới nổi được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng lên gần 1.140 điểm

Thị trường sau phiên sáng khá nhàm chán khi VN-Index liên tục đổi sắc trong biên độ hẹp đã có nhịp bật cao đầy bất ngờ, chủ yếu nhờ hiệu ứng tăng mạnh của cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là VCB, qua đó, đóng cửa tăng gần 12 điểm lên gần ngưỡng 1.140 điểm.

Cổ phiếu VCB tăng 4,3% và test lại vùng đỉnh cũ tại mức giá 105.000 đồng. Mức đỉnh lịch sử này của VCB vừa mới được xác lập vào phiên 16/6, giúp vốn hóa của Vietcombank đạt gần 500.000 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 49,79 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 1.458,13 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 7/7: VN-Index tăng 11,85 điểm (+1,05%) lên 1.138,07 điểm; HNX-Index tăng 0,74 điểm (+0,33%) lên 225,82 điểm; UPCoM-Index giảm 0,42 điểm (-0,5%), xuống 84,66 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall đã giảm mạnh vào thứ Năm (6/7), sau khi dữ liệu cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn rất mạnh mẽ đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu tăng vọt và dấy lên lo ngại Fed sẽ mạnh tay trong việc tăng lãi suất.

Theo báo cáo việc làm của ADP, số việc làm trong khu vực tư nhân tại Mỹ đã tăng 497.000 việc làm mới vào tháng 6. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò đã dự báo việc làm tư nhân chỉ tăng 228.000.

Bản báo cáo làm dấy lên lo ngại về những động thái tiếp theo của Fed. Giới đầu tư cho rằng với một thị trường việc làm còn mạnh như thế này, Fed còn phải tăng lãi suất và giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian lâu hơn để chống lạm phát.

Kết thúc phiên 6/7, chỉ số Dow Jones giảm 366,38 điểm (-1,07%), xuống 33.922,26 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 35,23 điểm (-0,79%), xuống 4.411,59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 112,61 điểm (-0,82%), xuống 13.679,04 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm ngày thứ tư liên tiếp, theo dõi sự sụt giảm qua đêm của chứng khoán Mỹ, sau khi dữ liệu thị trường lao động mạnh mẽ thúc đẩy suy đoán Fed sẽ trở nên quyết liệt hơn trong việc chống lạm phát.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,17% xuống 32.388,42 điểm và giảm 2,41% trong tuần. Chỉ số Topix giảm 0,97% xuống 2.254,90 điểm.

"Sau đợt phục hồi trong ba tháng qua, tôi nghĩ rằng nhiều nhà đầu tư đang bán ra để chốt lời. Thị trường dường như có một số lo ngại về nền kinh tế Mỹ, nhưng tôi lạc quan về một cuộc hạ cánh mềm", Kenji Abe, chiến lược gia tại Daiwa Securities, cho biết.

Ông Kenji Abe dự đoán Nikkei 225 có thể giảm xuống 31.500 điểm vào cuối mùa hè này, nhưng sau đó tiếp tục leo lên 35.000 điểm vào cuối năm nay.

Phiên này, cổ phiếu của nhà sản xuất dược phẩm Eisai là cổ phiếu giảm mạnh nhất trên Nikkei 225, giảm 4,67%, bất chấp tin tức rằng phương pháp điều trị bệnh Alzheimer Leqembi của họ đã giành được cái gật đầu phê duyệt tiêu chuẩn từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, ảnh hưởng bởi đà đi xuống của nhóm cổ phiếu bởi các công ty máy tính và chất bán dẫn, khi các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi kích thích kinh tế hơn nữa từ Bắc Kinh và các dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ Trung-Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,28% xuống 3.196,61 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,44% xuống 3.825,70 điểm và giảm 0,4% trong tuần.

Các nhà phân tích cho biết, các biện pháp đẩy mạnh nới lỏng, cam kết hỗ trợ từ chính phủ và ổn định địa chính trị vẫn là động lực phục hồi bền vững của thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn là tâm điểm của các nhà đầu tư, khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Janet Yellen đã bắt đầu chuyến thăm bốn ngày tới Trung Quốc, tập trung vào việc giảm bớt căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Gây áp lực lớn trong phiên này đến từ nhóm cổ phiếu chất bán dẫn và máy tính Trung Quốc, khi giảm 1,8% mỗi ngành.

Chứng khoán Hồng Kông giảm khi các ngân hàng và cổ phiếu công nghệ Trung Quốc tiếp tục sụt giảm.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,9% xuống xuống 18.365,70 điểm và giảm tới 2,9% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,11% xuống 6.198,86 điểm.

Cổ phiếu các ngân hàng Đại lục niêm yết tại Hồng Kông giảm 1,2% và giảm 10,5% trong tuần, mức giảm trong một tuần lớn nhất kể từ năm 2018.

Nhóm cổ phiếu công nghệ cũng giảm 1,2%, với Alibaba Group đã có lúc tăng tới 6,4%, trước khi đóng cửa tăng 3,44%, sau khi có tin tức Trung Quốc chấm dứt cải tổ quy định của Ant Group.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, bị kéo lùi bởi các nhà sản xuất chip lớn, sau khi Samsung Electronics báo cáo lợi nhuận suy giảm, trong khi sự thận trọng về dữ liệu việc làm của Mỹ cũng đè nặng lên tâm lý thị trường.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 29,58 điểm, tương đương 1,16%, xuống 2.526,71 điểm và ghi nhận giảm 1,47% trong tuần và là tuần giảm thứ tư liên tiếp.

"Dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Mỹ làm dấy lên lo ngại về các động thái chính sách diều hâu hơn của Fed, trong khi các nhà đầu tư cũng chốt lời sau khi Samsung báo cáo lợi nhuận cao hơn dự kiến, nhưng vẫn rất yếu", nhà phân tích Seo Sang-young của Mirae Asset Securities cho biết.

Cổ phiếu Samsung Electronics giảm 2,37%, sau khi lợi nhuận hoạt động quý II của nhà sản xuất chip Hàn Quốc sụt giảm. Cổ phiếu chip khác là SK Hynix mất 1,76%.

Kết thúc phiên 7/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 384,60 điểm (-1,17%), xuống 32.388,42 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,97 điểm (-0,28%), xuống 3.196,61 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 167,35 điểm (-0,90%), xuống 18.365,70 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 29,58 điểm (-1,16%), xuống 2.526,71 điểm.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 7/7 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày chưa có thêm điều chỉnh nào và hiện đứng ở mức 66,45 – 67,07 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 4,3 USD xuống 1.910,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích dần và lên trên 1.915 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,06 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 7/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.833 đồng/USD, tăng 5 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.470 – 23.810 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 30.300 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục yếu đi và lùi về gần 30.100 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,42 USD (+0,58%), lên 72,22 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,45 USD (+0,59%), lên 76,97 USD/thùng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại