24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
SAIGON FUTURES Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thị trường nông sản kỳ vọng giao dịch tích cực trong tuần diễn ra Lễ Tạ ơn

Thị trường nông sản trên Sàn giao dịch Chicago (CBOT) giao dịch tích cực trong tuần vừa qua. Trong đó, giá đậu tương nhận được sự hỗ trợ lớn trong những phiên giao dịch đầu tuần nhờ vào các số liệu về sản lượng ép dầu đậu tương tích cực tại Mỹ và Trung Quốc, đồng thời các đơn hàng mua đậu tương lô lớn của Trung Quốc đối với đậu tương Mỹ vụ 2021/22 cũng tạo nên lực đỡ lớn đối với giá đậu tương.

- Các HĐTL lúa mì trong tuần giao dịch không có xu hướng rõ ràng với áp lực từ nhiều thông tin trái chiều trên thị trường như sức ép từ việc đồng đô la Mỹ gia tăng và các số liệu nhập khẩu trong tháng 10 thấp so với tháng trước của Trung Quốc.

- Còn các HĐTL ngô giao dịch kém tích cực so với phần còn lại của nhóm nông sản với sức ép từ việc Trung Quốc giảm nhập khẩu ngô đáng kể trong tháng 10 bất chấp các số liệu sản xuất ethanol từ ngô của Mỹ đã hồi phục trở lại.

- Các HĐTL dầu thô giao dịch kém khởi sắc khi giới đầu tư lo lắng trước việc Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ sử dụng các công cụ bình ổn giá như giải phóng kho dự trữ dầu thô chiến lược (SPR). Giá dầu thô giảm mạnh đã tác động đến giá đường, nhưng nỗi lo về sụt giảm sản lượng tại Trung Nam Brazil đã tạo lực đỡ cho giá đường.

Như vậy, thị trường đã có diễn biến như thế nào trong tuần trước và sẽ có triển vọng ra sao trong tuần này, kính mời quý nhà đầu tư đến với bản tin chi tiết sau đây.

TRONG TUẦN QUA NHIỀU SỐ LIỆU VĨ MÔ CÔNG BỐ CŨNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG

Các số liệu bán lẻ tại Mỹ được công bố có phần tốt hơn so với dự báo và tốn hơn so với tháng trước, tuy nhiên cần lưu ý rằng mức dự báo cũng như các số liệu thực tế vẫn còn đang khá thấp. Bên cạnh đó, số đơn trợ cấp thất nghiệp lần đầu theo tuần giảm tuần thứ 7 liên tiếp. Các số liệu có phần tích cực này đóng vai trò là một trong những yếu tố thúc đẩy đồng đô la Mỹ tăng giá.

Còn tại Đức và Anh, các chỉ số lạm phát như PPI và CPI có phần tăng cao hơn so với dự báo.

Trong khi đó, chủ tịch NHTW châu Âu ECB cho biết ECB tiếp tục kỳ vọng rằng lạm phát sẽ duy trì ở mức dưới target trong trung hạn và khả năng cao sẽ không nâng lãi suất trong năm 2022. Cụ thể, bà cho rằng trong bối cảnh mà chi phí, giá cả bị dội lên do năng lượng đắt đỏ, việc thắt chặt một cách vội vàng không giải quyết được vấn đề giá cả mà còn không đảm bảo được kế hoạch khôi phục kinh tế mà ECB đã đề ra ngay từ ban đầu.

VỀ NHÓM NÔNG SẢN

Trong tuần qua có khá nhiều tin tức xoay quanh các HĐTL đậu tương. Tại Trung Quốc, sản lượng ép dầu đậu tương của quốc gia này đã sụt giảm sau hai tuần tăng liên tiếp, các nguyên nhân được Theo Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu quốc gia Trung Quốc (CNGOIC) công bố là do sự thiếu hụt về đậu tương, một vài nhà máy ép dầu đậu tương đã phải đóng cửa do tình trạng này. Trong ngắn hạn đây được xem là một tin kém tích cực, nhưng về trung hạn thì Trung Quốc có thể gia tăng thu mua thậm chí là một cách ồ ạt trên thế giới để đáp ứng cho nhu cầu của mình.

Tính đến tuần kết thúc ngày 14/11, tồn kho đậu tương giảm 250k tấn so với tuần trước đó. Tồn kho khô đậu tương tăng liên tiếp hai tuần do tốc độ thu mua của các công ty hạ nguồn chậm lại. Tồn kho dầu đậu tương giảm nhẹ so với tuần trước 10k tấn. CNGOIC tăng nhập khẩu đậu tương trong tháng 11 của Trung Quốc thêm 600,000 tấn so với tuần trước lên mức 8 triệu tấn.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt lysin được dùng để pha trộn vào khô đậu tương để tăng cao lượng protein và tiết kiệm chi phí cũng trở nên trầm trọng thúc đẩy giá khô đậu tương tăng cao. Chi phí đầu vào đối với việc sản xuất tại bang Mato Grosso – bang có sản lượng đậu tương lớn nhất Brazil cho vụ 2022/23 cũng được cảnh báo có thể lên mức cao kỷ lục như phân bón, chi phí cải tạo đất hay chi phí thu mua hạt giống.

Tại Mỹ, báo cáo NOPA từ các nhà máy trên khắp nước Mỹ chiếm 95% sản lượng ép dầu đậu tương công bố trong tuần này cho thấy mức ép dầu đậu tương trong tháng 10 đạt 183.99 triệu tấn, tăng mạnh đến 20% so với tháng trước nhưng không thay đổi đáng kể so với tháng trước. Các con số vượt ước tính kỳ vọng từ thị trường là 181.9 triệu giạ. Sản lượng ép dầu đậu tương tăng mạnh cũng thúc dẩy tồn kho dầu đậu tương tăng cao 9% so với tháng 9.

Đối với ngô, sản lượng ethanol trong tuần kết thúc ngày 12/11 đã phục hồi trở lại sau tuần sụt giảm mạnh, duy trì trên mức 1 triệu thùng/ngày trong sáu tuần liên tiếp tạo tâm lý lạc quan về việc dùng ngô trong sản xuất ethanol. Tuy nhiên, các số liệu nhập khẩu ngô trong tháng 10 của Trung Quốc đột ngột giảm mạnh khiến cho thị trường lo lắng về lực cầu nhập khẩu ngô từ quốc gia này. Mức nhập khẩu trong tháng 10 đạt 1.3 triệu tấn, giảm đến 63% so với tháng trước.

Đối với lúa mì, các số liệu nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 10 tiếp tục giảm tháng thứ 4 liên tiếp và vẫn trong xu hướng sụt giảm từ đầu năm đến hiện tại. Trong tháng 10, nhập khẩu lúa mì Trung Quốc đạt 480k tấn, giảm đến 23% so với cùng kỳ năm trước và giảm 25% so với tháng trước.

Nga tiếp tục tăng mức thuế xuất khẩu lúa mì của quốc gia này thêm 1.2 USD/tấn cho thời gian từ 24 – 30 tháng 11. Mức thuế xuất khẩu lúa mì này rõ ràng có tác động đến hoạt động xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Tính từ đầu vụ đến ngày 11/11, xuất khẩu lúa mì Nga ghi nhận đạt 16.6 triệu tắn, giảm 16% so với cùng kỳ vụ trước.

Đối với nhóm năng lượng, Chính quyền ông Biden đang làm đủ mọi cách để làm giảm giá dầu, cũng như giảm lạm phát, từ việc kêu gọi các quốc gia tiêu thụ dầu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản giải phóng kho dự trữ dầu của họ, cho tới việc yêu cầu Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) điều tra các công ty dầu khí về việc thao túng, giữ giá năng lượng ở mức cao. Các thông tin này đã tạo nên tâm lý bi quan đối với giá dầu thô kỳ hạn trong tuần trước. Ngoài ra, thị trường còn ghi nhận nhiều tin tức khác làm gia tăng áp lực giảm giá.

VỀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ CẦN THEO DÕI TRONG TUẦN NÀY

Đầu tiên các số liệu kinh tế Mỹ như số liệu PMI sản xuất, báo cáo tăng trưởng GDP theo quý bản đầu tiên, biên bản cuộc họp FOMC gần nhất cung cấp các thông tin liên quan tới vấn đề lãi suất và tình hình kinh tế. Ngoài ra, cũng cần nên quan tâm đến bài phát biểu của chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu là bà Largade.

Nhóm nông sản vẫn là các báo cáo định kỳ. Trong khi đó, nhóm năng lượng sẽ tiếp tục theo dõi các báo cáo từ API và EIA cũng như tình hình dịch bệnh một lần nữa diễn ra phức tạp tại châu Âu.

TÓM TẮT LẠI CÁC YẾU TỐ CÓ THỂ TÁC ĐỘNG ĐẾN XU HƯỚNG GIÁ TRONG TUẦN

Đối với HĐTL đậu tương, các yếu tố tăng giá chiếm đa số với tỷ lệ ép dầu đậu tương tại Trung Quốc đang có sự hồi phục mạnh, mặc dù sụt giảm trong tuần trước nhưng không phải nguyên nhân ở mặt phía cầu. Việc thiếu lysin có thể tiếp tục thúc đẩy giá khô đậu tương tăng cao, qua đó kéo giá đậu tương tăng theo. Mặt khác là các vấn đè khác liên quan đến chi phí đầu vào gieo trồng đậu tương tại Brazil.

Giá ngô vẫn đang chịu các áp lực đan xen từ nhiều yếu tố trên thị trường bao gồm việc sản lượng ethanol tiếp tục tăng, dự báo về việc sụt giảm diện tích trồng ngô vụ 2022 đáng kể. Trong khi đó, tiến dộ gieo trồng cho thấy tốc độ thu hoạch ngô diễn ra nhanh hơn so với mức trung bình. Quan trọng hơn hết là động lực phía cầu là Trung Quốc giảm mạnh trong tháng trước.

Các yếu tố tác động đến lúa mì cũng tương tự, các yếu tố tác động giảm giá như việc các thông tin thiết lập hạn ngạch và tác động của thuế lúa mì tại quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới sẽ thúc đẩy các thương gia tranh thủ bán hàng trước khi hạn ngạch được áp dụng. Nhưng nhìn chung tổng quan lại vụ lúa mì trên thế giới vẫn đang có dấu hiệu cung thấp hơn cầu, tuần trước Hội đồng Ngũ cốc Thế giới là (IGC) cũng đã cắt giảm dự báo về sản lượng lúa mì toàn cầu 2021/22 so với các ước tính trước đó.

Giá dầu thô thế giới cũng có thể tiếp tục chịu các áp lực giảm trong ngắn hạn khi Châu Âu đứng trước nguy cơ phong tỏa một lần nữa, làm cho tiêu thụ dầu giảm đáng kể. Trong khi đó, Baker Huge tiếp tục báo cáo việc số lượng giàn khaon dầu tại Mỹ đã tăng trở lại. Bên cạnh đó là khả năng các quốc gia có thể hưởng ứng lời kêu gọi mở kho dự trữ dầu thô nhằm bình ổn giá dầu

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

- Hotline: 0286 686 0068
- Email: dvkh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.

- Website: https://saigonfutures.com/

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

SAIGON FUTURES Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả