Thị trường nội - nơi trú ẩn hay điểm tựa an toàn: Xu hướng tiêu dùng “made in Việt Nam”
Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhìn nhận, việc lựa chọn các mặt hàng “made in Vietnam” đã và đang trở thành xu hướng tiêu dùng.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong dịch COVID-19, tinh thần ủng hộ hàng nội ngày càng tăng cao, 92% người tiêu dùng được hỏi cho biết rất quan tâm đến hàng sản xuất trong nước, 63% khẳng định sẽ ưu tiên sử dụng hàng Việt, trong khi đó 54% người tiêu dùng khuyên người thân, bạn bè lựa chọn sử dụng hàng Việt khi mua sắm.
Tiềm năng của thị trường nội địa càng được thể hiện rõ qua đại dịch. Ảnh: Q.T
Ông Jacques Morriset - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, nội lực chính là cơ sở để Việt Nam vượt qua “bẫy kinh tế COVID-19”. Thị trường và doanh nghiệp trong nước cũng là nội lực để Việt Nam vượt qua “bẫy kinh tế COVID-19” khi gần 100 triệu dân sẵn lòng tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.
TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khẳng định: tất cả mặt hàng thiết yếu đều có thể khai thác mạnh mẽ được ở thị trường nội địa, đặc biệt một số lĩnh vực liên quan đến sản xuất các đồ gia dụng, may mặc… là những hàng hóa có thể tìm đến thị trường nội địa để tìm chỗ đứng. Hoặc trong các lĩnh vực khác như đào tạo, giáo dục, củng cố các hoạt động du lịch nội địa, cơ sở dịch vụ cho du lịch nội địa, phát triển các dự án đầu tư công, tạo điều kiện cho các ngành sản xuất ngạch gói, xi măng… sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn.
Chính phủ đã thể hiện ý chí quyết tâm tạo điều kiện hết sức cho doanh nghiệp như giảm bớt áp lực về thuế, giãn nợ, giảm thuế... Đây là những “đòn bẩy” rất tốt cho doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và trung hạn. Phát triển bền vững doanh nghiệp là vững chắc nội địa tạo sức bật xuất khẩu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận