menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trọng Vinh

Thị trường nội - nơi trú ẩn hay điểm tựa an toàn: Thắng trên… “sân nhà”

Tuy nhiên, nhìn rộng hơn, về lâu dài đừng coi thị trường nội địa chỉ là nơi “trú ẩn”, giữ gìn sức lực để chờ thị trường thế giới ổn định sẽ bật lại. Chiếm lĩnh cả thị trường trong nước và quốc tế mới là đích mà các doanh nghiệp hướng tới.

Chuyển hướng vào thị trường nội địa được xem là giải pháp chủ chốt để vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế vì dịch Covid-19.Nhưng có thật như vậy không?

Với lợi thế từ nguồn tài chính tích lũy cùng hệ thống sản xuất và quản lý chất lượng cao, sản phẩm của những doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều cơ hội để chinh phục thị trường nội địa và thắng trên “sân nhà”.

Năm 1997 khi khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra, đối mặt với viễn cảnh có thể sẽ phải đóng cửa nhà máy An Phước và làm cho hàng ngàn nhân công bị thất nghiệp, lãnh đạo công ty đã đưa ra một quyết định táo bạo là tấn công vào thị trường nội địa vốn là sân chơi của các ông lớn như Tổng liên đoàn Dệt May Việt Nam, Việt Tiến, May 10…

Thị trường tiềm năng

An Phước đã chọn tiếp cận thị trường ngách - thị trường thời trang cao cấp cho riêng mình. Để thực hiện điều đó, An Phước phải chọn một canh bạc đầy may rủi là mua bản quyền phân phối thương hiệu Pierre Cardin.Chiến lược ban đầu là nhằm thu hút khách hàng bằng thương hiệu Pierre Cardin nổi tiếng, từ đó An Phước có thể bán sản phẩm của mình, những sản phẩm với chất lượng tương đương thương hiệu Pierre Cardin nhưng lại phù hợp với vóc dáng người Việt Nam.

Sau nhiều năm tập trung vào thị trường nội địa và đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình 30% mỗi năm, đã minh chứng cho chiến lược hiệu quả của An Phước.

An Phước không phải là trường hợp cá biệt. Mới đây Tập đoàn Masan - chủ sở hữu hệ thống VinCommerce (VinMart, VinMart+) công bố sẽ chính thức đổi tên thương hiệu VinMart thành WinMart, VinMart+ thành WinMart+.

Sau khi về tay Masan, doanh nghiệp đặt mục tiêu biến hệ thống VinMart trở thành kênh phân phối chủ lực mặt hàng tươi sống và thương hiệu thịt của Masan. Vinmart không dừng lại ở việc bán lẻ nhu yếu phẩm mà hướng tới việc xây dựng mô hình tích hợp có thể phục vụ nhu cầu tài chính, viễn thông và xa hơn là cả kết nối, giải trí của khách hàng.

Đi bằng “hai chân”

Những năm gần đây rất nhiều sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu thuộc top đầu thế giới như dệt may, da giày, nông, thuỷ sản… nhưng chỉ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều ngành, nhiều sản phẩm khó xuất khẩu mới nhận ra thị trường nội địa rộng lớn gần 100 triệu dân. Đơn cử nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy, hải sản, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đã lên tới khoảng 1 tỷ USD/năm vào năm 2019.

Khi quay trở lại thị trường nội địa, buộc các doanh nghiệp chuyên cung cấp hàng nội địa phải nâng cao chất lượng. Với lợi thế từ nguồn tài chính tích lũy từ xuất khẩu cùng hệ thống sản xuất và quản lý chất lượng cao, sản phẩm của những doanh nghiệp này có nhiều cơ hội để mở rộng sự hiện diện tại các kênh phân phối. Vấn đề là doanh nghiệp sẽ phải tạo ra các tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hệ thống phần phối, giá cả… để lấy được niềm tin và sự ủng hộ của thị trường nội địa.

Trong một hội thảo mới đây, ông Hồ Quang Cua - cha đẻ của giống lúa ST25 cho rằng chính sách thuế đang làm khó doanh nghiệp làm thương hiệu cao cấp cho nội địa. Với mặt hàng gạo, nếu bán hàng không rõ nguồn gốc sẽ không phải chịu thuế GTGT. Nhưng nếu doanh nghiệp đầu tư thương hiệu, bao bì với đầy đủ thông tin sẽ phải chịu 5% thuế này.

Ngoài rào cản về thuế khi quay trở lại thị trường nội địa các doanh nghiệp xuất khẩu phải gánh thêm chi phí thuê mặt bằng lớn, đầu tư, thiết lập kênh phân phối, xây dựng đội ngũ nhân sự. Đặc biệt là phải đầu tư đầu tư xây dựng thương hiệu do phần lớn hàng xuất khẩu trước đây là gia công.

Dù thị trường nội địa rất tiềm năng nhưng không phải doanh nghiệp dễ dàng “xuôi chèo mát mái”. Đó là những bất cập từ chính sách cũng như hiện tượng nhũng nhiễu của các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, hay rủi ro về thanh toán khi các nhà bán lẻ thường trả chậm từ 45-60 ngày. Những điều đó làm cho giá hàng nội địa nhiều khi còn cao hơn nhiều so với xuất khẩu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại