Thị trường nợ 13 nghìn tỷ USD của Trung Quốc sẽ trở thành "kẻ chiến thắng" của cuộc chiến thương mại như thế nào?
Dù ít được chú ý đến, một trong những lĩnh vực hưởng lợi từ quá trình giải quyết những căng thẳng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chính là thị trường trái phiếu 13 nghìn tỷ USD của Trung Quốc.
Trung Quốc đã đón nhận dòng tiền cao kỷ lục đổ vào trái phiếu bằng đồng nội tệ sau khi mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để họ tiếp cận thị trường chứng khoán trong nước. Hơn nữa, điều thu hút dòng vốn ngoại đó là trái phiếu Trung Quốc đã lọt vào một số rổ chỉ số trái phiếu toàn cầu. Hiện tại, một rào cản khác cũng sắp được gỡ bỏ nếu các cuộc đàm phán thương mại song phương trong những tuần tới đạt được những bước tiến khi đi đến một thoả thuận.
Thoả thuận thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đưa kỳ vọng về tỷ giá động NDT ổn định trở nên vững chắc hơn, xoá bỏ nguy cơ về bất kỳ động thái trái đũa nào của Trung Quốc. Chính mối lo ngại này đã khiến đồng nội tệ của quốc gia này bị ảnh hưởng nặng nề vào năm ngoái. Ngoài ra, thoả thuận tiềm năng cũng xoá tan tâm lý lo sợ của các nhà đầu tư về việc mở rộng danh mục đầu tư, tiếp cận thị trường nợ Trung Quốc trong bối cảnh môi trường địa chính trị đang căng thẳng hơn.
Teresa Kong, một nhà quản lý danh mục đầu tư của Matthew Asia tại trụ sở San Francisco, nhận định: "Từ những cuộc thảo luận với khách hàng, chúng tôi thấy rằng bất kỳ thỏa thuận thương mại nào cũng chỉ có thể tạo ra sự tích cực đối với dòng vốn đổ vào trái phiếu Trung Quốc. Một số quỹ hưu trí lớn đã lưỡng lự đưa ra quyết định, bởi hội đồng quản trị của họ bao gồm đại diện công đoàn và các CIO đều không nhận thấy rằng đầu tư trái phiếu Trung Quốc là một lựa chọn tốt nhất, họ coi đó là một đề xuất rủi ro về chính trị."
Các nhà đầu tư vẫn e dè
Các CIO thường không đề cập đến những lo ngại về chính trị liên quan đến Trung Quốc khi phỏng vấn, nhưng tâm lý đó vẫn đang hiện ra rất rõ ràng. Dòng vốn hàng tháng đổ vào thị trường trái phiếu Trung Quốc đã đạt đỉnh và dần hạ nhiệt từ vào cuối năm ngoái. Đợt phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh định danh bằng USD hồi tháng 10 đã chứng kiến nhu cầu sụt giảm từ phía Mỹ. Hơn nữa, ngân hàng lớn nhất nước này cũng gây bất ngờ cho các chuyên gia phân tích thị trường khi ngừng bán ra chứng khoán định danh bằng đồng USD hồi tháng 11.
Một nguyên nhân khác là đồng NDT, khi được định giá cao hoặc ổn định, trong năm 2017 và đầu năm 2018, thì dòng vốn cũng tăng lên. Ngay cả tỷ giá hối đoái cũng là một chủ đề xuất hiện trong các cuộc đàm phán thương mại, trong bối ảnh Mỹ lo ngại về nguy cơ khấu hao của Trung Quốc - khiến họ dự định sẽ đưa ra một điều kiện liên quan vào thoả thuận cuối cùng. Trong khi các quan chức Trung Quốc khá thận trọng với những cam kết về tiền tệ, thì những kỳ vọng về một đồng NDT ổn định cũng tăng lên theo sự tiến triển của các cuộc đàm phán.
Stephen Chang, phó chủ tịch điều hành và quản lý danh mục đầu tư châu Á tại Pacific Investment Managent, nhận định: "Tác động xuất hiện nhanh chóng khi một thoả thuận thương mại diễn ra thuận lợi có thể có nghĩa là đồng NDT được đánh giá cao hơn và các nhà đầu tư sẽ sớm sẵn sàng cho thị trường Trung Quốc. Đây là một thị trường lớn mà bạn không thể 'làm ngơ'."
Chang cũng đề cập tới tỷ trọng của trái phiếu Trung Quốc trong các chỉ số toàn cầu. Bloomberg Barclays bắt đầu đưa một số trái phiếu Trung Quốc vào rổ Global Aggregate hồi tháng 4. Các chỉ số lớn khác cũng đang cân nhắc để đưa ra động thái tương tự.
Chính phủ Trung Quốc cần đưa ra những động thái rõ ràng hơn
Đối với nhiều nhà đầu tư, vẫn còn những trở ngại khác khi tiếp cận một thị trường trái phiếu đang có tiềm năng vượt qua Nhật Bản để giành lấy vị trí lớn thứ 2 thế giới trong năm nay. Thanh khoản thị trường hiện vẫn thấp hơn so với các nơi khác và các công cụ phòng ngừa rủi ro ngày càng giảm. Dù rõ ràng rằng, Trung Quốc đặt mối quan tâm với dòng vốn ổn định, nhưng họ sẽ hỗ trợ nhằm giảm bớt áp lực đối với đồng NDT khi thặng dư tài khoản vãng lai của quốc gia này đang dần thu hẹp, thậm chí là đang trên đà thâm hụt. Cam kết của họ đối với các tiêu chuẩn minh bạch cũng là một nỗi băn khoăn cho các nhà đầu tư.
George Magnus, một nhà kinh tế học tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Oxford, cho hay: "Nếu chính phủ Trung Quốc muốn điều chỉnh thị trường trái phiếu để phù hợp hơn với hệ thống toàn cầu, thông qua hành động cải cách nghiêm túc và định hướng thị trường, thì họ có thể làm được điều đó. Nhưng quyền kiểm soát của họ lại bị giảm, cũng như sức ảnh hưởng tới rủi ro về những sự kiện có khả năng đi chệch hướng mà chính phủ cực kỳ thận trọng."
Dẫu vậy, chỉ riêng việc trái phiếu Trung Quốc có mặt trong các rổ chỉ số toàn cầu cũng có khả năng thúc đẩy dòng vốn nước ngoài lên đến 135 tỷ USD trong vòng 20 tháng tới, theo Goldman Sachs. Lượng trái phiếu các nhà đầu tư nước ngoài mua đang ở quy mô nhỏ hơn năm ngoái, nhưng một thoả thuận thương mại có thể giúp họ vượt qua tâm lý do dự này.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận