24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
An Bang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thị trường nhà ở cho công nhân lao động vẫn đang bỏ ngỏ

Dự án nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp tại các khu công nghiệp - chế xuất trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM vẫn là vấn đề cấp thiết và bức xúc kéo dài nhiều năm.

Với tính chất số lượng đông, thu nhập thấp, nhập cư đến từ nhiều địa phương khác nhau, công nhân ở các khu công nghiệp đang đối tượng cần ưu tiên chăm lo, nhất là chăm lo về nhà ở.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, cả nước có 1.040 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp. Trong đó, đã hoàn thành 248 dự án với hơn 103.500 căn hộ, tổng diện tích hơn 5 triệu m2. Con số ấy đạt được khoảng 41,4% so với mục tiêu đề ra. Như vậy, đồng nghĩa gần 60% người lao động chưa được đáp ứng các nhu cầu về nhà ở.

Trên thực tế, phần lớn công nhân lao động vẫn phải thuê trọ tại các khu dân cư với điều kiện sống thấp, ảnh hưởng đến năng suất lao động, đặc biệt là phát sinh nhiều vấn đề bất ổn cuộc sống và trật tự xã hội.

NHÀ CÔNG NHÂN CÓ THÌ KHÓ DÙNG

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long – trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc hiện có khoảng 65.000 công nhân lao động đang làm việc. Họ đến từ những vùng quê khác nhau, sống tập trung tại các xóm trọ công nhân quanh khu công nghiệp.

Với mức lương thấp, công nhân chỉ có thể thuê các phòng trọ chật hẹp với giá từ 500.000 – 800.000 đồng. Cũng từ đây phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe, chất lượng sống và đặc biệt là trật tự xã hội không đảm bảo. Tình trạng trộm cắp, quấy nhiễu trong các xóm trọ công nhân thường xuyên diễn ra.

Nhiều cặp vợ chồng công nhân sống cảnh ở trọ nhiều năm, phải gửi con về quê ăn học. Mỗi khi nhắc chuyện nhà cửa, họ lại lắc đầu ngao ngán. Đối với họ, niềm mong ước về một nơi “an cư lạc nghiệp” vẫn chỉ là một giấc mơ xa vời.

Thực tế, từ năm 2007, dự án khu nhà ở công nhân tại KCN Bắc Thăng Long được triển khai với quy mô 28 đơn nguyên, gồm: 24 đơn nguyên nhà 5 tầng với hơn 1.000 phòng đáp ứng cho hơn 9.000 chỗ ở; 4 đơn nguyên nhà 15 tầng với tổng số 224 phòng (896 chỗ ở) cho hộ gia đình và 224 căn hộ (1.456 chỗ ở) phục vụ cho công nhân độc thân. Tuy nhiên, đến nay 28 đơn nguyên đều rơi vào tình trạng bị bỏ trống nhiều phòng.

Nghị định 99/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 19/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn mẫu giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở để đăng ký thuê, mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước khiến cho công nhân gặp nhiều trở ngại.

Thị trường nhà ở cho công nhân lao động vẫn đang bỏ ngỏ

​Theo đó, công nhân phải xác nhận: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình; có nhà ở nhưng chật chội, diện tích bình quân dưới 10m2 sàn/người; nhà bị hư hỏng, dột nát hoặc thuộc diện bị giải tỏa... Thủ tục đăng ký phức tạp, mất thời gian khiến nhiều người lao động không còn mặn mà với nhà ở công nhân.

Chưa kể, việc quản lý giờ giấc đi lại cũng khiến công nhân cảm thấy bất tiện. Chị Hoàng Ngọc Điều – công nhân Công ty TNHH F.C.C Việt Nam cho biết: “Vợ chồng tôi không có ý định ở khu nhà công nhân vì họ quản lý thời gian chặt chẽ, trong khi công nhân chúng tôi thường xuyên phải làm ca, giờ giấc sinh hoạt không cố định, rất bất tiện. Việc tiếp bạn bè hay người thân cũng bị kiểm soát, không được thoải mái”.

Bên cạnh đó, các phòng tập thể tại khu nhà ở công nhân có sức chứa từ 10 – 20 người, trong khi chỉ có 1 công trình phụ với tối đa 2 bồn rửa mặt, 2 bệ xí, gây bất tiện trong sinh hoạt…

Thị trường nhà ở cho công nhân lao động vẫn đang bỏ ngỏ

CHÍNH SÁCH ĐÃ CÓ NHƯNG KHÓ THÀNH HIỆN THỰC

Hiện nay cả nước có 2,8 triệu công nhân làm việc tại các Khu công nghiệp - chế xuất, trong đó có 1,7 triệu người có nhu cầu về nhà ở. Theo chiến lược phát triển nhà ở quốc gia năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã định hướng rất rõ về vấn đề nhà ở xã hội. Đặc biệt, Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã nêu chi tiết, cụ thể về chính sách thực hiện nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân.

Thị trường nhà ở cho công nhân lao động vẫn đang bỏ ngỏ

​Theo đó, các dự án nhà ở thương mại, dự án đô thị phải dành 20% diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội. Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm trong việc phát triển nhà ở xã hội và các công trình hạ tầng thiết yếu cho công nhân khu công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 655/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các Khu công nghiệp - chế xuất gồm nhà ở, nhà trẻ, siêu thị, công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao... và giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì triển khai. Tuy nhiên, tất cả chưa đạt kỳ vọng bởi nhiều địa phương chưa bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân lao động.

Với tính chất số lượng đông, thu nhập thấp, nhập cư đến từ nhiều địa phương khác nhau, công nhân ở các khu công nghiệp đang đối tượng cần ưu tiên chăm lo, nhất là chăm lo về nhà ở.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, cả nước có 1.040 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp. Trong đó, đã hoàn thành 248 dự án với hơn 103.500 căn hộ, tổng diện tích hơn 5 triệu m2. Con số ấy đạt được khoảng 41,4% so với mục tiêu đề ra. Như vậy, đồng nghĩa gần 60% người lao động chưa được đáp ứng các nhu cầu về nhà ở.

Trên thực tế, phần lớn công nhân lao động vẫn phải thuê trọ tại các khu dân cư với điều kiện sống thấp, ảnh hưởng đến năng suất lao động, đặc biệt là phát sinh nhiều vấn đề bất ổn cuộc sống và trật tự xã hội.

NHÀ CÔNG NHÂN CÓ THÌ KHÓ DÙNG

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long – trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc hiện có khoảng 65.000 công nhân lao động đang làm việc. Họ đến từ những vùng quê khác nhau, sống tập trung tại các xóm trọ công nhân quanh khu công nghiệp.

Với mức lương thấp, công nhân chỉ có thể thuê các phòng trọ chật hẹp với giá từ 500.000 – 800.000 đồng. Cũng từ đây phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe, chất lượng sống và đặc biệt là trật tự xã hội không đảm bảo. Tình trạng trộm cắp, quấy nhiễu trong các xóm trọ công nhân thường xuyên diễn ra.

Thị trường nhà ở cho công nhân lao động vẫn đang bỏ ngỏ

​​​Thực tế, từ năm 2007, dự án khu nhà ở công nhân tại KCN Bắc Thăng Long được triển khai với quy mô 28 đơn nguyên, gồm: 24 đơn nguyên nhà 5 tầng với hơn 1.000 phòng đáp ứng cho hơn 9.000 chỗ ở; 4 đơn nguyên nhà 15 tầng với tổng số 224 phòng (896 chỗ ở) cho hộ gia đình và 224 căn hộ (1.456 chỗ ở) phục vụ cho công nhân độc thân. Tuy nhiên, đến nay 28 đơn nguyên đều rơi vào tình trạng bị bỏ trống nhiều phòng.

Nghị định 99/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 19/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn mẫu giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở để đăng ký thuê, mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước khiến cho công nhân gặp nhiều trở ngại.

Thị trường nhà ở cho công nhân lao động vẫn đang bỏ ngỏ

​​Theo đó, công nhân phải xác nhận: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình; có nhà ở nhưng chật chội, diện tích bình quân dưới 10m2 sàn/người; nhà bị hư hỏng, dột nát hoặc thuộc diện bị giải tỏa... Thủ tục đăng ký phức tạp, mất thời gian khiến nhiều người lao động không còn mặn mà với nhà ở công nhân.

Chưa kể, việc quản lý giờ giấc đi lại cũng khiến công nhân cảm thấy bất tiện. Chị Hoàng Ngọc Điều – công nhân Công ty TNHH F.C.C Việt Nam cho biết: “Vợ chồng tôi không có ý định ở khu nhà công nhân vì họ quản lý thời gian chặt chẽ, trong khi công nhân chúng tôi thường xuyên phải làm ca, giờ giấc sinh hoạt không cố định, rất bất tiện. Việc tiếp bạn bè hay người thân cũng bị kiểm soát, không được thoải mái”.

Bên cạnh đó, các phòng tập thể tại khu nhà ở công nhân có sức chứa từ 10 – 20 người, trong khi chỉ có 1 công trình phụ với tối đa 2 bồn rửa mặt, 2 bệ xí, gây bất tiện trong sinh hoạt…

Thị trường nhà ở cho công nhân lao động vẫn đang bỏ ngỏ

​​​CHÍNH SÁCH ĐÃ CÓ NHƯNG KHÓ THÀNH HIỆN THỰC

Hiện nay cả nước có 2,8 triệu công nhân làm việc tại các Khu công nghiệp - chế xuất, trong đó có 1,7 triệu người có nhu cầu về nhà ở. Theo chiến lược phát triển nhà ở quốc gia năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã định hướng rất rõ về vấn đề nhà ở xã hội. Đặc biệt, Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã nêu chi tiết, cụ thể về chính sách thực hiện nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân.

Thị trường nhà ở cho công nhân lao động vẫn đang bỏ ngỏ

​​​Theo đó, các dự án nhà ở thương mại, dự án đô thị phải dành 20% diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội. Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm trong việc phát triển nhà ở xã hội và các công trình hạ tầng thiết yếu cho công nhân khu công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 655/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các Khu công nghiệp - chế xuất gồm nhà ở, nhà trẻ, siêu thị, công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao... và giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì triển khai. Tuy nhiên, tất cả chưa đạt kỳ vọng bởi nhiều địa phương chưa bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân lao động.​​​

Thị trường nhà ở cho công nhân lao động vẫn đang bỏ ngỏ

​​Tại Hà Nội, hầu hết các dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2020 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt đều chậm tiến độ, thậm chí một số dự án không thực hiện.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2016-2020 Hà Nội dự kiến có 15 dự án nhà ở xã hội được xây dựng, hoàn thành. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, đến nay chưa có dự án nào đạt tiến độ. Trong đó, 7 dự án chưa có chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận dự án đầu tư; 3 dự án chuyển mục tiêu đầu tư sang nhà ở thương mại.

Còn tại TP. HCM, theo thông tin từ Hiệp hội Bất động sản (HoREA), năm 2019 không có dự án nhà ở xã hội nào được triển khai mà chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội cũ với hơn 2.000 căn hộ. Con số này không thấm vào đâu so với hơn 370.000 công nhân lao động đang làm việc tại 1.100 doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp - chế xuất, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.

​Theo các chuyên gia, để thúc đẩy phát triển mô hình nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị và công nhân lao động tại khu công nghiệp, cần phải triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm đem lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và người mua; từ việc tháo gỡ vướng mắc về nguồn vốn, quỹ đất, thủ tục hành chính... đến vấn đề minh bạch thông tin, đảm bảo quyền lợi của công nhân lao động.

Thị trường nhà ở cho công nhân lao động vẫn đang bỏ ngỏ

​Tại Hà Nội, hầu hết các dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2020 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt đều chậm tiến độ, thậm chí một số dự án không thực hiện.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2016-2020 Hà Nội dự kiến có 15 dự án nhà ở xã hội được xây dựng, hoàn thành. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, đến nay chưa có dự án nào đạt tiến độ. Trong đó, 7 dự án chưa có chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận dự án đầu tư; 3 dự án chuyển mục tiêu đầu tư sang nhà ở thương mại.

Còn tại TP. HCM, theo thông tin từ Hiệp hội Bất động sản (HoREA), năm 2019 không có dự án nhà ở xã hội nào được triển khai mà chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội cũ với hơn 2.000 căn hộ. Con số này không thấm vào đâu so với hơn 370.000 công nhân lao động đang làm việc tại 1.100 doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp - chế xuất, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Theo các chuyên gia, để thúc đẩy phát triển mô hình nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị và công nhân lao động tại khu công nghiệp, cần phải triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm đem lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và người mua; từ việc tháo gỡ vướng mắc về nguồn vốn, quỹ đất, thủ tục hành chính... đến vấn đề minh bạch thông tin, đảm bảo quyền lợi của công nhân lao động.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả