24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hồ Anh Tài
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thị trường hàng hóa tuần từ 22-30/10: Đồng loạt giảm giá

Số ca nhiễm Covid-19 mới tăng vọt, tâm lý chờ đợi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng áp lực chốt lời khiến thị trường hàng hóa thế giới đồng loạt giảm mạnh tuần qua. Tuy nhiên, tính trong cả tháng, nhiều mặt hàng vẫn tăng giá.

Năng lượng: Dầu chưa ngừng lao dốc, khí đốt tăng cao nhất 21 tháng qua

Đóng cửa ngày 30/10, dầu Brent giao tháng 12 giảm 3,76% (-1,47 USD/thùng) xuống 37,65 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất 5 tháng (36,64 USD/thùng). Hợp đồng giao tháng 1/2021 giảm 4% xuống 38,11 USD/thùng.

Giá dầu thô Mỹ (WTI) giảm 3,26% (-1,22 USD/thùng) xuống 36,17 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 34,92 USD/thùng, thấp nhất kể từ giữa tháng 6/2020. Tổng cộng, cả hai loại dầu đều giảm hơn 11% trong tuần từ 22-30/10.

Giá dầu tiếp tục giảm mạnh sau thông tin các các nhiễm Covid-19 tăng mạnh trên thế giới dẫn đến các hạn chế mới làm giảm nhu cầu nhiên liệu.

OPEC và các đồng minh (OPEC +) có kế hoạch cắt giảm sản lượng vào tháng 1/2021 từ mức 7,7 triệu thùng/ngày hiện tại xuống còn khoảng 5,7 triệu thùng/ngày. OPEC + dự kiến nhóm họp vào ngày 30/11 và ngày 1/12 để thiết lập chính sách.

Commerzbank cho biết, ngày càng có nhiều khả năng sản lượng dầu sẽ không tăng lên từ tháng 1/2021. Thay vào đó, OPEC và các đồng minh sẽ cần phải thực hiện cắt giảm sản lượng hơn nữa do triển vọng nhu cầu yếu.

Libya hiện đang sản xuất 680.000 thùng/ngày và dự kiến sản lượng sẽ tăng lên 1 triệu thùng/ngày trong vài tuần tới.

Với khí tự nhiên, giá giao tháng 12/2020 giảm 1% xuống 3,301 USD/mmBTu - cao nhất kể từ tháng 1/2019 do xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng, sản lượng giảm do bão và giá ở mức thấp hồi đầu năm, khiến các nhà sản xuất khai thác ít hơn. Xuất khẩu LNG đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.

Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, các công ty tiện ích chỉ bơm 29 tỷ feet khối (bcf) khí vào kho chứa trong tuần kết thúc vào ngày 23/10/2020. Con số này thấp hơn dự báo 37 bcf của các nhà phân tích và so với mức tăng 89 bcf trong cùng tuần năm ngoái và mức tăng trung bình trong 5 năm (2015-19) là 67 bcf.

Kim loại: Tiếp tục xu hướng giảm

Với nhóm kim loại quý, đóng cửa phiên 30/10, giá vàng tăng do thị trường tập trung vào nỗi lo về số ca mắc mới Covid-19, cũng như sự không chắc chắn xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Đồng USD ngừng tăng cũng hỗ trợ giá vàng trong phiên này.

Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.879,01 USD, vàng giao sau tăng 0,6% lên 1.879,9 USD/ounce trong phiên này.

Cũng trong phiên cuối tuần, giá bạc tăng 1,3% lên 23,57 USD/ounce, bạch kim giảm 0,6% xuống 842,09 USD/ounce, còn paladi tăng 0,9% lên 2.210,67 USD/ounce.

Tuy nhiên, tính chung từ 22-30/10, giá vàng giảm khoảng 1,5%, là tuần giảm thứ 3 liên tiếp; và trong tháng 10/2020 giảm gần 2%.

Phillip Streible, chiến lược gia thị trường tại Công ty Môi giới đầu tư Blue Line Futures cho biết, vàng đã bị “mắc kẹt” trong khoảng 1.930 - 1.880 USD/ounce và đang chờ đợi tín hiệu từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, bên cạnh làn sóng lây nhiễm mới của dịch Covid-19.

Kevin Rich, cố vấn thị trường vàng toàn cầu của Xưởng đúc tiền xu Perth Mint (Úc) cũng cho hay, có nhiều yếu tố hỗ trợ để vàng tiếp tục đà tăng, bất kể kết quả cuộc bầu cử như thế nào. Theo chuyên gia này, các gói kích thích tài khóa được áp dụng ở Mỹ và trên toàn cầu trong thời gian tới, kết hợp với khoản nợ chính phủ khổng lồ sẽ gây áp lực lên nhiều đồng tiền, bao gồm cả USD. Một khi đồng bạc xanh yếu đi, sức hấp dẫn của các tài sản an toàn như vàng sẽ gia tăng đáng kể.

Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 24%. Kim loại quý này có xu hướng được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích của các ngân hàng trung ương vì được coi là “hàng rào” chống lạm phát và mất giá tiền tệ.

Với nhóm kim loại công nghiệp, đóng cửa phiên 30/10, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,5% lên 6.764 USD/tấn - mức cao nhất 28 tháng xác lập hồi đầu tháng này. Tính chung cả tháng, giá đồng tăng 1,4% - tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2020 và cũng là tháng tăng thứ 7 liên tục, bất chấp trong tuần giảm hơn 3,3%.

Mức tăng giá đồng bị hạn chế trong tuần qua bởi lo ngại nhu cầu khi các trường hợp nhiễm virus Corona tại châu Âu và Mỹ tăng mạnh và khi tiêu thụ tại nước sử dụng hàng đầu là Trung Quốc tăng chậm lại từ mùa hè ảm đạm.

Giá đồng kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn Thượng Hải không thay đổi, ở mức 51.380 CNY (7.665,34 USD)/tấn.

Trên sàn London, giá nhôm tăng 0,4% lên 1.811 USD/tấn và giá kẽm tăng 0,3% lên 2.538 USD/tấn. Trên sàn Thượng Hải, giá nickel giảm 2% xuống 119.030 CNY/tấn, trong khi giá nhôm tăng 0,4% lên 14.415 CNY/tấn.

Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 421,41 điểm phiên 30/10, tăng 0,58% (+2,41 điểm) so với phiên trước. Công suất sản xuất tại các lò cao của 247 nhà máy thép tại Trung Quốc tăng lên 92,47% tính đến 30/10/2020 so với tuần trước đó, Công ty Tư vấn Mysteel cho biết.

Nguồn cung than cốc thắt chặt trong năm nay, khi công suất mới đưa ra không thể bù đắp sản lượng cắt giảm trong năm ngoái, trong khi công suất 14,32 triệu tấn tại tỉnh Sơn Tây có thể bị cắt giảm trước ngày 31/12/2020.

Giá than cốc kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng 3,5% lên 2.255 CNY (337,43 USD)/tấn, trong phiên có lúc tăng 3,1% lên 2.246 CNY/tấn. Giá than luyện cốc tăng 0,6% lên 1.333 CNY/tấn.

Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 1,5% lên 798 CNY/tấn. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 1 USD lên 118,5 USD/tấn.

Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép tăng 0,5% lên 3.707 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,5% lên 3.873 CNY/tấn. Giá thép không gỉ giảm 1,8% xuống 14.025 CNY/tấn.

Hoạt động trong lĩnh vực nhà máy của Trung Quốc tăng mạnh nhất gần 1 thập kỷ trong tháng 10/2020 do nhu cầu nội địa tăng cho thấy nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn đang duy trì đà hồi phục từ khủng hoảng Covid-19.

Nông sản: Ngô tăng tháng thứ 3, bất chấp có tuần giảm mạnh nhất 7 tháng

Đóng cửa phiên 30/10, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn Chicago (Mỹ) giảm 1% xuống 3,94-1/4 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó giảm 0,7% xuống 3,93 USD/bushel, mức thấp nhất trong 2 tuần gần nhất.

Lúa mì đỏ mềm giảm 5-1/4 US cent xuống 5,98-1/2 US cent/bushel, trong phiên có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ ngày 14/10 là 5,95-1/4 USD/bushel.

Trong khi đó, đậu tương kỳ hạn tháng 1 tăng 5-3/4 US cent lên 10,56-1/4 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Như vậy, trong tuần từ 22-30/10, giá ngô giảm hơn 4,2% - tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 5% trong tuần - tuần giảm đầu tiên trong 5 tuần qua. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2020 giảm gần 2% - tuần giảm mạnh nhất trong 5 tuần.

Tuy nhiên, tính cả tháng 10, cả 3 loại trên đều tăng do nhu cầu mua mạnh, nhất là từ Trung Quốc. Trong đó, giá ngô tăng 3 tháng liên tiếp.

Bộ Nông nghiệp Mỹ báo cáo doanh số xuất khẩu lúa mì Mỹ đạt 603.200 tấn, cao hơn so với dự báo thị trường 200.000-700.000 tấn.

Doanh số xuất khẩu ngô hàng tuần tại Mỹ đạt 2,244 triệu tấn, cao hơn so với ước tính từ 700.000 tấn đến 1,5 triệu tấn. Doanh số xuất khẩu đậu tương đạt 1,63 triệu tấn phù hợp với dự báo thị trường.

Xuất khẩu gạo Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay ước giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 5,29 triệu tấn. Trong khi đó, xuất khẩu của Ấn Độ cũng chậm lại do cước phí vận tải tăng mạnh.

Hiện loại gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá giảm về 370 - 375 USD/tấn, từ mức 372 - 377 USD/tấn hồi tuần trước. Mặc dù vậy, đồng rupee giảm giá đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Tại Bangladesh, chính phủ nước này nỗ lực thu mua gạo để đảm bảo lượng dự trữ. Theo kế hoạch, kể từ giữa tháng 11, Bangladesh sẽ mua 650.000 tấn gạo vụ Aman, tăng so với khoảng 380.000 tấn thu mua hồi năm ngoái.

Trong khi đó, tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá tăng lên 452 - 480 USD/tấn, từ mức 435 - 440 USD/tấn hồi tuần trước do nhu cầu trong nước tăng và một số tàu chở hàng từ nước ngoài đã quay trở lại đặt mua gạo.

Nguyên liệu công nghiệp: Cao su, đường bị chốt lời, cà phê robusta bật tăng

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 30/10/2020 kỳ hạn tháng 4/2021 giảm 4,3%, tương đương giảm 10,8 JPY xuống mức 239,4 JPY (2,3 USD)/kg do các nhà đầu tư chốt lời sau chuỗi ngày tăng giá mạnh và giá dầu thô lao dốc khiến các nhà đầu tư tìm kiếm hàng hóa rủi ro khác.

Cao su trên sàn Osaka từng đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2017 ở mức 292,9 JPY/kg trong phiên 29/10 và riêng tuần từ 22-30/10 tăng gần 10,7%. Nếu tính cả tháng 10, cao su tăng tới. 36% - là tháng tăng mạnh nhất kể từ thập niên 1990.

Giá cao su đã vọt lên mức cao nhất hơn 3 năm do nhu cầu về găng tay bảo hộ tăng mạnh bởi đại dịch Covid-19 và nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp hồi phục tại Trung Quốc, cùng với nguồn cung khan hiếm do các nhà sản xuất bổ sung dự trữ.

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 405 CNY, tương đương 2,5% xuống 15.605 CNY (2.332 USD)/tấn.

Tương tự, giá đường cũng giảm mạnh trong phiên cuối tháng 10 khi bị bán tháo trong bối cảnh các thị trường tài chính lao dốc vì số ca nhiễm Covid-19 gia tăng.

Cụ thể, đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,3% (-0,04 US cent) xuống mức 14,36 US cent/lb, cách xa mức cao nhất 8 tháng của phiên trước đó (15,04 US cent). Giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 1% (3,9 USD) lên mức 390,5 USD/tấn. Tính cả tuần, giá đường giảm 2,8%.

Với cà phê, giá arabica kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn New York phiên giao dịch cuối tháng 10/2020 giảm 0,4 cent, tương đương giảm 0,38%, xuống mức 104,6 US cent/lb; trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất ở 102,95 US cent/lb. Như vậy, arabica đã giảm 6,35 cent so với mức 110,95 US cent/lb chốt hồi đầu tháng, tươn đương giảm 5,7% trong tháng 10, riêng tuần cuối giảm hơn 2%.

Giá cà phê robusta ngày 30/10 kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn London giảm 0,83% (-11 USD) chốt tại mức 1.316 USD/tấn; kỳ hạn giao xa tháng 1/21 giảm 0,74% (-10 USD) về mức 1.337 USD/tấn. Tuy nhiên, tính cả tuần từ 22-30/10, cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 vẫn tăng gần 5%.

Việc siêu bão Goni có thể ảnh hưởng đến vùng trồng cà phê của Việt Nam là một trong những nguyên nhân đẩy giá cà phê tăng lên. Trong khi đó, Công ty Tư vấn Safras & Mercado cho biết, các thương gia có thể đánh giá lại sản lượng cà phê Brazil niên vụ này với mức sản lượng dao động mạnh, từ 60 - 72 triệu bao.

Thị trường hàng hóa tuần từ 22-30/10: Đồng loạt giảm giá
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả