24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Phương Nam Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thị trường hàng hóa: Nơi trú ẩn tuyệt vời trong suy thoái

Thị trường hàng hóa là nơi cho phép nhà sản xuất và người tiêu dùng tiếp cận với nhau tại một thị trường tập trung, có cung - cầu cao và tỷ lệ thanh khoản lớn.

Thị trường hàng hóa hoạt động như thế nào ?

Thị trường hàng hóa là nơi cho phép nhà sản xuất và người tiêu dùng tiếp cận với nhau tại một thị trường tập trung, có cung - cầu cao và tỷ lệ thanh khoản lớn. Doanh nghiệp, nhà sản xuất cũng có thể sử dụng những phái sinh của thị trường hàng hóa để bảo vệ cho việc tiêu dùng hoặc sản xuất sản phẩm trong tương lai. Các nhà đầu cơ và thương lái mua - bán dựa trên sự chênh lệch giá hàng hóa cũng đóng một vai trò tích cực trong sự phát triển của thị trường này. Những quỹ phòng hộ (hedge fund) cũng sử dụng hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa kim loại để tạo ra hàng rào chống lạm phát trên thị trường.

Nếu như trước đây, giao dịch hàng hóa đòi hỏi lượng thời gian, tiền bạc và kiến ​​thức chuyên môn đáng kể và chủ yếu chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì ngày nay, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn để tham gia vào thị trường hàng hóa, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Gia dịch hàng hóa phái sinh là gì ?
Hàng hoá phái sinh còn được gọi là phái sinh hàng hoá hay giao dịch hàng hóa tương lai là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua , bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng được thực hiện tại một thời điểm định trước trong tương lai . Các yếu tố của giao dịch như khối lượng , thời gian đến hạn , tiêu chuẩn hàng hóa , mức giá ... được các sàn giao dịch quy định
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận bằng văn bản quy định số lượng, giá cả, chất lượng và các điều khoản để giao những hàng hóa này vào một ngày xác định trước trong tương lai. Các hợp đồng này được giao dịch để giảm thiểu rủi ro và tạo ra lợi nhuận từ biến động giá.

Giao dịch trong tương lai là một cách để giải quyết những thách thức trong việc duy trì nguồn cung sản phẩm lâu năm, đặc biệt là các loại cây trồng theo mùa. Nó cũng bảo vệ các nhà sản xuất và nhà cung cấp khỏi sự thay đổi lớn về giá đối với một loại hàng hóa. Bên cạnh việc quản lý rủi ro về giá, hợp đồng tương lai cũng giúp phát hiện ra giá cả.

Lịch sử hình thành và phát triển thị trường hàng hoá Việt Nam

Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương chính thức ký giấy phép số 486/GP-BCT Thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).

Ngày 18/06/2018, MXV nộp hồ sơ giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch liên thông và được Bộ Công Thương chấp thuận theo các nguyên tắc của Nghị định 51/2018/NĐ-CP.

Ngày 20/06/2018, MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier 549300DGJGJ3U1RBZ454 (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu.

Đến nay Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã có thể cung cấp cho nhiều nhà đầu tư cơ hội để giao dịch các mặt hàng nông sản, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng, kim loại thông qua các thành viên kinh doanh. Việc giao dịch được thực hiện thông qua phần mềm CQG là phần mềm cung cấp cho khả năng giao dịch hàng hóa với dữ liệu thị trường chuẩn xác cùng với nhiều công cụ phân tích kỹ thuật.

Cơ hội trong suy thoái

Trong chu kỳ kinh tế, dòng tiền đầu tư được luân chuyển giữa các loại tài sản đầu tư khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận.

Lạm phát vẫn cao mà suy thoái đã trông thấy. việc Fed phải cân nhắc lại tốc độ tăng lãi suất, điều này đương nhiên áp lực lên đồng Dollar.

Thị trường hàng hóa: Nơi trú ẩn tuyệt vời trong suy thoái

Hàng hoá chung sẽ được hỗ trợ mang tính nhất thời , tuy nhiên sẽ phân hoá trong thời gian tới:

Kim loại quý: Sẽ là kênh trú ẩn tốt trong giai đoạn kinh tế chậm lại, trong khi đồng Dollar bắt đầu đảo chiều suy yếu
Nông sản: Sau khi kết thúc nhịp hồi phục do biến động đồng Dollar , lại tiếp điều chỉnh về mức cân bằng và đi ngang tạo nền giá mới. Tuy nhiên nông sản là sản phẩm thiết yếu nên cầu co giãn không lớn, giá ít có thể giảm sâu.
Năng lượng : Sẽ ảnh hưởng tương đối khi nhu cầu giảm, tuy nhiên sự biến động nguồn cung đang lớn nên đánh breakout theo biên ngắn sẽ hiệu quả.
Kim loại và nguyên liệu công nghiệp: Nhu cầu sẽ giảm tương đối trong khi kinh tế chưa tăng trở lại, áp lực là lớn nhất trong các nhóm sản phẩm.

Áp lực kinh tế suy giảm, hạn hán nghiêm trọng ở nhiều nơi, giá điện cũng tăng vọt kéo theo cơn khát năng lượng kéo dài. Vậy nếu suy thoái , thì sẽ kéo dài bao lâu ?

Nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch trực tiếp trên thị trường hàng hoá của Bô Công thương. Với nhiều ưu điểm như: Long, Short, T0 ( Liên hệ Tác giả )
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Nguyễn Phương Nam Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả