Thị trường hàng hóa ngày 22/11: Giá lúa mì tăng vọt kéo nhóm nông sản giao dịch tích cực
Thị trường nông sản trên Sàn giao dịch Chicago (CBOT) giao dịch tích cực trong tuần vừa qua. Trong đó, giá đậu tương nhận được sự hỗ trợ lớn trong những phiên giao dịch đầu tuần nhờ vào các số liệu về sản lượng ép dầu tích cực tại Mỹ và Trung Quốc, đồng thời là sự hỗ trợ lớn từ phía Trung Quốc với các đơn hàng đậu tương lô lớn vụ 2021/22.
Các HĐTL lúa mì trong tuần giao dịch không có xu hướng rõ ràng với áp lực từ nhiều thông tin trái chiều trên thị trường như sức ép từ việc đồng đô la Mỹ gia tăng và các số liệu nhập khẩu trong tháng 10 thấp so với tháng trước của Trung. Các HĐTL ngô giao dịch kém tích cực so với phần còn lại của nhóm nông sản với sức ép từ việc Trung Quốc giảm nhập khẩu ngô đáng kể trong tháng 10 bất chấp các số liệu sản xuất ethanol từ ngô của Mỹ đã hồi phục trở lại. Các HĐTL dầu thô giao dịch kém khởi sắc khi giới đầu tư lo lắng trước việc Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ sử dụng các công cụ bình ổn giá như giải phóng kho dự trữ dầu thô chiến lược (SPR).
1. Một số tin tức chung đáng chú ý
- Tuyến đường sắt Thái Bình Dương của Canada hôm thứ Sáu bị tắt nghẽn được dự đoán sẽ có thể khôi phục lại các dịch vụ tại British Columbia vào giữa tuần. Những cơn mưa kỷ lục diễn ra trong hai ngày đã làm gián đoạn các hoạt động tại cảng tấp nập nhất của Canada là Vancouver, ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa, trong đó bao gồm vận chuyển lúa mì.
1. NHÓM NĂNG LƯỢNG
OPEC+ cùng các đồng minh đạt mức tuân thủ cắt giảm sản lượng trong tháng 10 là 116%, tăng từ mức 115% trong tháng trước. Chỉ tính riêng khối OPEC mức tuân thủ cắt giảm sản lượng đạt 121% - mức cao nhất kể từ tháng 5 tăng từ mức 115% trong tháng 9. Mức trong đó mức tuân thủ các thành viên ngoài OPEC đạt 106% trong tháng 10, giảm từ mức 114% trong tháng 9.
Saudi Arabia giữ vị trí là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng thứ 11 liên tiếp trong tháng 10 vừa qua, với khối lượng tăng 19.5% so với một năm trước. Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy lượng dầu đến từ Saudi Arabia đạt 7.1 triệu tấn, hay 1.67 triệu thùng / ngày, cao hơn 19.5% so với 1.4 triệu thùng/ngày trong năm và so với 1.94 triệu thùng / ngày trong tháng 9. Trung Quốc đã không nhập khẩu dầu từ Iran hoặc Venezuela kể từ đầu năm 2021, khi các công ty dầu khí quốc gia đứng ngoài vì lo lắng về các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Đánh giá: Tích cực
2. ĐƯỜNG
OPEC+ cùng các đồng minh đạt mức tuân thủ cắt giảm sản lượng trong tháng 10 là 116%, tăng từ mức 115% trong tháng trước. Chỉ tính riêng khối OPEC mức tuân thủ cắt giảm sản lượng đạt 121% - mức cao nhất kể từ tháng 5 tăng từ mức 115% trong tháng 9. Mức trong đó mức tuân thủ các thành viên ngoài OPEC đạt 106% trong tháng 10, giảm từ mức 114% trong tháng 9.
Saudi Arabia giữ vị trí là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng thứ 11 liên tiếp trong tháng 10 vừa qua, với khối lượng tăng 19.5% so với một năm trước. Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy lượng dầu đến từ Saudi Arabia đạt 7.1 triệu tấn, hay 1.67 triệu thùng / ngày, cao hơn 19.5% so với 1.4 triệu thùng/ngày trong năm và so với 1.94 triệu thùng / ngày trong tháng 9. Trung Quốc đã không nhập khẩu dầu từ Iran hoặc Venezuela kể từ đầu năm 2021, khi các công ty dầu khí quốc gia đứng ngoài vì lo lắng về các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Đánh giá: Tích cực
3. ĐẬU TƯƠNG
Theo các phân tích nhận định, Mỹ sẽ phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng trong việc đáp ứng chương trình xuất khẩu đậu tương 2021/22 do sự gián đoạn hậu cần do cơn bão Ida gây ra vào đầu năm tiếp thị và sự cạnh tranh gay gắt từ đậu Brazil dự kiến sẽ siết chặt khung thời gian xuất khẩu của nước này. Tổng xuất khẩu đậu tương của Mỹ sang Trung Quốc cho đợt giao hàng năm 2021/22 cho đến nay đã giảm 30.0% so với năm trước xuống còn 11.3 triệu tấn. Khối lượng nhập khẩu thấp hơn từ Mỹ chủ yếu được Trung Quốc bù đắp bằng việc mua đậu vụ cũ của Brazil. Do đó, nếu một vụ thu hoạch bội thu của Brazil được đưa vào thị trường sớm, lợi ích mua của Trung Quốc có thể sẽ chuyển từ Vùng Vịnh Mỹ sang Brazil. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá đậu tương nội địa ở Mỹ.
Đánh giá: Tích cực
4. LÚA MÌ
Nga tiếp tục tăng thuế xuất khẩu lúa mì, mức thuế xuất khẩu lúa mì cho thời gian từ 24 – 30 tháng 11 sẽ tăng thếm 1.2 USD/tấn lên mức 78.3 USD/tấn, dựa trên chỉ số trung bình 7 ngày cơ sở được công bố bởi Sở giao dịch Moscow (MOEX). Trong khi đó Ukraine đã trồng được 94% diện tích gieo trồng lúa mì dự kiến cho vụ 2021/22, mặc dù thời tiết khô hạn đang tác động đến 1/3 vụ mùa nhưng Ukraine đang hướng tới một vụ thu hoạch bội thu và có thể trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Còn tại Pháp, nơi có sản lượng lúa mì lớn nhất châu Âu, diện tích trồng lúa mì mềm đã đạt mức 93%, tỷ lệ cây trồng từ tốt đến tuyệt vời đạt 99%, tỷ lệ này được đánh giá là tăng ấn tượng so với tuần trước. Các tin tức đang kém tích cực cho giá lúa mì.
Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế hôm thứ Năm tuần trước đã cắt giảm dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu 2021/22, nhấn mạnh lo ngại về nguồn dự trữ ngày càng giảm. Mưa lớn ở Australia đã làm tăng thêm lo lắng về nguồn cung bằng cách đe dọa dự báo ban đầu về việc một vụ thu hoạch bội thu sẽ giúp bổ sung nguồn cung xuất khẩu. Điều này sẽ tiếp tục tạo áp lực hỗ trợ giá lúa mì trong thời gian tới.
Đánh giá: Tích cực
5. NGÔ
Tính đến tuần kết thúc ngày 19/11, xuất khẩu ngũ cốc Ukraine đã giảm gần 1 triệu tấn, phần lớn do sụt giảm về xuất khẩu lúa mì và ngô. Xuất khẩu ngô hàng tuần xuống còn 461,000 tấn, tổng xuất khẩu từ đầu vụ ngày 01/07 đạt 3.9 triệu tấn. Xuất khẩu ngô trong vụ 2021/22 được USDA dự kiến đạt 31.5 triệu tấn, tăng 32% so với tuần trước đó.
Đánh giá: Tích cực
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
- Website: https://saigonfutures.com/
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận