Thị trường giảm, chạy khỏi CTCK nào đầu tiên
Vui trước cuộc vui của thiên hạ và đau trước nỗi đau của thiện hạ - từ trước đến nay nhóm chứng khoán luôn là một trong những nhóm ngành đi trước thị trường cả lúc uptrend lẫn lúc downtrend. Tuy nhiên trong ngành nào cũng thế, sẽ có những doanh nghiệp this doanh nghiệp that. Trong một sóng tăng của ngành, sẽ có những mã phi nhanh hơn so với phần còn lại và ngược lại trong một con sóng giảm của ngành, sẽ có những cổ phiếu “cắm đầu” đầu tiên.
Kể từ cú sụp từ đầu tháng 4 đến nay (hình 1), đã có rất nhiều cổ chứng đi bụi với mức giảm lên đến phân nửa (thực ra trước đó nhóm ngành này đã down từ đầu năm trước cả thị trường). VIX là cổ phiếu ghi nhận mức giảm mạnh nhất với con số hơn 60%. Để ý kỹ hơn, chúng ta sẽ nhận ra bộ ba VIX, SHS và VCI là những cổ phiếu chứng khoán lao dốc đầu tiên và mạnh mẽ nhất trong con sóng giảm của thị trường. Tại sao “thần chết” lại gọi tên ba cổ phiếu này đầu tiên ?
Khi thị trường giảm tự doanh là mảng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất
Hình 2 là thống kê lợi nhuận hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán (chỉ tính các cổ phiếu đang giao dịch trên 3 sàn) và so sánh với chỉ số VN-Index từ 2019 đến nay. Không khó để nhận ra trong số 4 hoạt động chính, hoạt động tự doanh là một trong những hoạt động đóng góp lợi nhuận lớn nhất ngành. Đặc biệt là trong giai đoạn thị trường “ắp cheng” 2020 – 2021, lợi nhuận của tư doanh chiếm đến hơn 50% lợi nhuận toàn ngành.
Mặc dù vậy, đây cũng là hoạt động có kết quả kinh doanh biến động mạnh và sát sườn với VN-Index. Qúy 3 2021, quý 3 2020 và gần đây nhất là quý 1 2022, những giai đoạn thị trường có sự biến động mạnh đều chứng kiến lợi nhuận của hoạt động tự doanh có sự sụt giảm so với quý trước đó. Đỉnh điểm là vào quý 1 2020, khi VNIndex mất đến hơn 31% thì lợi nhuận của mảng tự doanh cũng ghi nhận con số âm.
Mảng môi giới và cho vay ký quỹ ít có sự biến động hơn và phụ thuộc nhiều vào yếu tố thanh khoản thị trường hơn là điểm số. Đương nhiên, nếu điểm số không tích cực thì còn lâu thanh khoản thị trường mới có sự cải thiện do không thu hút được dòng tiền. Do vậy, diễn biến kém tích cực của VNIndex đều tác động tiêu cực đến cả 3 mảng kinh doanh còn lại của các CTCK, tuy nhiên thì yếu tố quan trọng nhất cần focus như đã nói ở trên chính là mảng tự doanh.
Những doanh nghiệp có tỷ trọng tự doanh cao sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất khi thị trường giảm
Hình 3 là thống kê tỉ trọng danh mục tự doanh (chưa bao gồm tài sản tài chính giữ đến ngày đáo hạn – HTM ) của các CTCK tính đến hết quý 1 2022. VIX, SHS, VCI là những doanh nghiệp có tỷ trọng mảng tự doanh cao nhất trong số CTCK đang giao dịch trên 3 sàn với tỷ lệ lần lượt là 46%, 42% và 37%. Chính vì vậy, đây là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh nhất khi thị trường có biến và sẽ không ngạc nhiên nếu giá cổ phiếu của Top 3 này thường down trước ngành trong những giai đoạn như vậy.
Mặc dù phần lớn tài sản tự doanh của VCI nằm ở khoản mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán – AFS (hơn 5433,2 tỷ) và chỉ ghi nhận lãi lỗ để tính toán LNST khi bán ra, song rõ ràng với sụt giảm về giá trị tài sản khi thị trường đi xuống thì việc hạch toán vào lợi nhuận hay không là không quá quan trọng.
Danh mục tự doanh của VND cũng rất ấn tượng với tỷ lệ 36% tổng tài sản, tuy nhiên gần phân nửa số doanh mục này là chứng chỉ tiền gửi – vốn không bị tác động của thị trường nên sẽ không quá bị ảnh hưởng nếu như thị trường downtrend như những doanh nghiệp top đầu.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận