24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thục Quyên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thị trường công nghệ cho giáo dục của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023

Việt Nam hiện nằm trong top 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng đạo tạo trực tuyến lớn nhất thế giới. Tới năm 2023, thị trường công nghệ cho giáo dục của Việt Nam sẽ đạt giá trị khoảng 3 tỷ USD.

Tại Diễn đàn Giáo dục và Triển lãm học đường với chủ đề “Phát triển Giáo dục 4.0 phù hợp với thực tiễn Việt Nam”, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) nhấn mạnh, chuyển đổi số là một yếu tố không mới nhưng là yếu tố uyết định trong việc đóng góp vào sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam.

Ông Liên đưa ra 1 nghiên cứu của Anh Quốc cho biết, năm 2015 chi phí đầu tư cho công nghệ giáo dục toàn cầu là khoảng 45 tỷ Bảng Anh (GBP) và đã được nâng lên tới 129 tỷ GBP vào năm 2020. Đáng chú ý, theo nghiên cứu trên, các nước trong khu vực Asean và Châu Á Thái Bình Dương chiếm tới 54% của thị trường Edtech.

Thị trường công nghệ cho giáo dục của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA)

Về Việt Nam, ông Liên cho biết, Việt Nam hiện nằm trong top 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng E-learning lớn nhất thế giới với tỷ lệ tăng trưởng 44,3% trong năm 2018.

Theo đánh giá của KEN RESEARCH, thị trường Edtech của Việt Nam có thể đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023.

Chủ tịch VIA thông tin, Việt Nam bắt đầu nhập cuộc với E-learning từ những năm 2000, không chậm hơn nhiều so với thế giới nhưng kết quả thì vẫn còn khoảng cách khá xa. "Đây cũng là bài học chúng ta phải suy nghĩ ngay từ bây giờ trong quá trình chuyển đổi số", ông Liên đánh giá.

Thị trường công nghệ cho giáo dục của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023

Bênh cạnh đó, ông Liên nhìn nhận Việt Nam là một điểm sáng trong việc học sinh dễ dàng tiếp cận với công nghệ giáo dục.

Trong giai đoạn dịch COVID-19, gần 80% học sinh, sinh viên Việt Nam học trực tuyến, Việt Nam được xếp thứ 17/200 quốc gia kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin ứng phó với đại dịch.
"Đây là một biến cố không chỉ khiến ngành giáo dục, mà các doanh nghiệp đã buộc phải vượt qua những do dự về công nghệ thông tin", ông Liên nhận định.


Với 24 triệu học sinh, sinh viên, hơn 90% học sinh, sinh viên sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc laptop để phục vụ học tập, đây được xem là một thị trường rất tiềm năng cho E-learning hay Edtech.

Robot Trí Nhân “quốc tịch Việt Nam”

Trong khuôn khổ EDU4.0, Open Classroom - một nền tảng giáo dục trực tuyến đã mang tới giới thiệu tại sự kiện robot trí tuệ nhân tạo thế hệ mới mang tên "Trí Nhân".

Robot Trí Nhân có thể tương tác với người đối diện, trả lời được câu hỏi liên quan đến kiến thức trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là toán học. Cùng với đó, robot mang cái tên thuần Việt còn có thể đọc thơ, phiên dịch, hay bày tỏ cảm xúc bằng những câu cảm thán hay các câu nói đùa như khi có người hỏi.

Về cái tên Trí Nhân, ông Phạm Minh Toàn, Tổng giám đốc kiêm Đồng sáng lập của Open Classroom Team cho biết: Trí Nhân vừa có nghĩa là "trí tuệ nhân tạo", vừa có nghĩa là "con người có trí tuệ".

Thị trường công nghệ cho giáo dục của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023
Thị trường công nghệ cho giáo dục của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023
Một số hình ảnh về robot trí tuệ nhân tạo mang tên "Trí Nhân". Ảnh: Văn Cao

Giới thiệu về robot Trí Nhân, chuyên gia Trí tuệ nhân tạo Phạm Thành Nam cho biết, đây là một robot nam mang kích thước người lớn, được in 3D với năm giác quan và các yếu tố mô phỏng sinh học.

Mặc dù robot “quốc tịch Việt Nam”chưa thể tự bước đi, hai cánh tay khá yếu và chưa có biểu cảm khuôn mặt nhưng ông Nam đánh giá Trí Nhân "có trí tuệ nhân tạo vượt xa robot công dân đầu tiên trên thế giới Sophia".

Thị trường công nghệ cho giáo dục của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023
Thị trường công nghệ cho giáo dục của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023
Robot Trí Nhân tương tác cùng khách mời tham dự sự kiện EDU4.0 - Ảnh: Văn Cao.

Sự kiện Diễn đàn Giáo dục và Triển lãm học đường 4.0 (EDU4.0) được sáng lập bởi BHub Group, phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội Internet Việt Nam, dưới sự bảo trợ bởi Bộ Thông tin và Truyền thông và sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bà Trang Bùi, sáng lập sự kiện EDU4.0 kiêm Tổng Giám đốc BHub Group nhận định: “Tiền đề của Giáo dục thông minh là khả năng tiếp cận không giới hạn của người học đối với Giáo dục. EDU4.0 đã tạo thêm cơ hội để các cơ sở giáo dục và các đơn vị cung cấp giải pháp, nền tảng công nghệ giáo dục cùng kết nối, chia sẻ các thông tin về mô hình Giáo dục 4.0.

Từ những thông tin đó chúng ta có thể tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng một lộ trình phát triển giáo dục khoa học hiện đại, giúp cho các cơ sở giáo dục có định hướng đầu tư một cách rõ ràng, hiệu quả.

Quá trình đó sẽ giúp cho các công ty công nghệ Việt Nam có thể tiếp cận, đưa những công nghệ Giáo dục 4.0 “make in Vietnam” và hiện thực đời sống bên cạnh việc học hỏi những tinh hoa công nghệ quốc tế".

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả