Thị trường chứng khoán cần các gói kích thích kinh tế để tiếp tục tăng trưởng
Nền tảng cơ bản cho sự phục hồi kinh tế gần đây đang bị lung lay và một số nhà phân tích cho rằng, cả nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ cần thêm sự trợ giúp của chính phủ như kích thích tài khóa để tiếp tục đạt được lợi nhuận.
“Luôn có một khả năng xảy ra nhưng vẫn chưa diễn ra và đó là khả năng của một môi trường suy thoái mở rộng. Bởi vì hầu hết mọi người tin rằng đây là một chu kỳ Covid trái ngược với một chu kỳ kinh tế thông thường, nên yếu tố tâm lý cũng không giống như một cuộc suy thoái thông thường”, Steve Blitz, nhà kinh tế trưởng của TS Lombard cho biết.
Chu kỳ Covid có nghĩa là những thay đổi trong hoạt động kinh tế được quyết định, bởi nhu cầu kiểm soát sự lây lan của virus.
Lindsey Bell, chiến lược gia đầu tư của Ally Invest nhận định rằng nền kinh tế đã có những bước tiến lớn khi hồi phục trong mùa hè nhưng điều đó đã có thể dự đoán trước được với những điều đã diễn ra trong mùa xuân.
“Khi chuyển từ đóng cửa kinh tế hoàn toàn sang mở cửa lại một chút, sẽ có một sự bùng nổ lớn. Đây là một bước đột phá lớn hơn so với thời kỳ suy thoái bình thường. Và cũng là điều bình thường khi thấy động lượng tăng trưởng bắt đầu giảm dần”, Lindsey Bell đánh giá.
Đà tăng của thị trường chậm lại rõ ràng là do tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ và sản xuất công nghiệp chậm hơn.
“Tôi không cho rằng thị trường sẽ nhận được các gói kích thích trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và đây là điều gây áp lực lên thị trường những tuần qua”, chiến lược gia Lindsey Bell nói với Market Watch trong một cuộc phỏng vấn.
Trong một phân tích được công bố một ngày sau cuộc họp gần đây nhất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), nhà phân tích Milan Cutkovic của AxiCorp nhận định rẳng: “Trọng tâm bây giờ sẽ quay lại Quốc hội Mỹ, nơi các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa vẫn đang đấu tranh để thống nhất về một gói kích thích. Các nhà đầu tư đang ngày càng mất kiên nhẫn với việc thiếu tiến độ, và tâm lý thị trường có thể trở nên bi quan hơn nếu không có thỏa thuận sớm”.
Chiến lược gia Blitz cho rằng, các nhà đầu tư có thể đã kỳ vọng quá nhiều vào chính sách tiền tệ.
“Fed chỉ có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế đang hoạt động và mở cửa. Họ không thể làm gì với các hãng hàng không, nhà hàng, khách sạn. Họ đang làm nhiều gấp đôi so với bình thường, vì chúng chỉ có thể hiệu quả bằng một nửa. Trong ngắn hạn những tổn thất từ các hỗ trợ tài chính sẽ không ảnh hưởng nhiều nhưng khi thời gian trôi qua, virus kiểm soát mọi thứ. Mọi thứ sẽ đình trệ vì nền kinh tế không hoạt động 100% và nếu chính phủ liên bang không hỗ trợ, điều đó sẽ kéo tăng trưởng thấp hơn”, chiến lược gia Blitz cho biết.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục có tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp. Kể từ mức giá cao nhất của ngày 2/9, chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 5,3%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận