menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
SAIGON FUTURES Pro

Thị trường cần xác nhận nhận rõ ràng hơn nhu cầu thu mua đậu tương của Trung Quốc

Các tin tức về chủng Covid-19 mới là Omicron tiếp tục phủ bóng đen lên thị trường hàng hóa, đa số các mã hàng đều chìm trong sắc đỏ.

Mặc dù có ba phiên cuối tuần hồi phục tích cực nhưng giá các hợp đồng tương lai nông sản đều không thể lấy lại được những gì đã mất trong hai phiên giao dịch đầu tuần trừ mã hàng đậu tương. Sự quay trở lại của Trung Quốc với thị trường đậu tương Mỹ trong bối cảnh quốc gia này đã thiếu hụt đậu tương mà mức giá trên thị trường lúc bấy giờ cũng tương đối hấp dẫn đã giúp mã hàng này lấy lại những gì đã mất trong hai phiên giao dịch đầu tuần.

Trên thị trường dầu thô cũng không có diễn biến khả quan hơn. Mặc dù Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với Nga và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+ giữ nguyên lập trường trong việc gia tăng sản lượng dầu thô ở mức 400,000 thùng/ngày giá dầu vẫn tiếp không có động lực tăng trở lại. Động thái này của khối OPEC+ khiến cho thị trường thất vọng. Trước đó, giới đầu tư nhận định rằng, OPEC+ nên thực hiện cắt giảm sản lượng mới là hành động phù hợp trước sự xuất hiện của chủng Omicron.

Các hợp đồng tương lai thì chịu áp lực kép từ giá dầu cũng như tin tức về sự gia tăng sản lượng đường của Ấn Độ trong hai tháng đầu tiên của vụ 2021/22.

CÁC TIN TỨC VĨ MÔ QUAN TRỌNG TRONG TUẦN TRƯỚC

Trong tuần trước, hoạt động sản xuất của Trung Quốc có dấu hiệu cải thiện với chỉ số PMI sản xuất tháng 10 tăng so với tháng trước. Nhưng bất chấp việc sản xuất, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng điện và lạm phát được cải thiện, Trung Quốc vẫn không có ý định ban hành các chính sách thúc đẩy tăng trưởng GDP ít nhất là đến năm 2022. Trung Quốc thậm chí điều chỉnh giảm GDP năm 2022 xuống mức từ 5 đến 5.5% từ mức mục tiêu là 6% cho năm nay.

Mở rộng ra hơn chỉ số PMI thế giới nhìn chung cũng tương đối tích cực 90% các nước đạt trên 50. Sản lượng sản xuất đã tăng trong tháng thứ mười bảy liên tiếp. Tăng trưởng GDP 2021 toàn cầu dự báo khoảng 5-6%, ở vùng mức cao nhất trong 50 năm.

Quan trọng hơn hết, trong tuần qua, chủ tịch Fed là ông Jerome Powell phát đi các tín hiệu rằng sẽ thực hiện nhanh hơn quá trình cắt giảm thu mua tài sản hàng tháng và từ bỏ khái niệm “lạm phát tạm thời”.

Mặt khác, các số liệu về việc làm phi nông nghiệp của Mỹ tháng 11 cũng không thực sự khả quan. Thay đổi việc làm phi nông nghiệp Mỹ trong tháng 11 chỉ đạt 210,000 việc làm, giảm mạnh so với các con số 546,000 việc làm trong tháng 10 và thấp hơn nhiều so với dự đoán từ thị trường là 550,000 việc làm.

Cuối cùng, thị trường vẫn dành sự chú ý nhất định tới tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Âu trước sự xuất hiện của biến chủng Omicron.

Về thị trường nông sản

Chỉ số giá lương thực thế giới từ Cơ quan nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) tiếp tục tăng tháng thứ 4 liên tiếp. Các chỉ số phụ thành phần như giá ngũ cốc mà chủ yếu được thúc đẩy bởi giá lúa mì đã tăng mạnh trong tháng vừa qua, giá ngô cũng tăng nhẹ so với tháng trước. Mặc dù chỉ số giá dầu thực vật điều chỉnh giảm nhưng vẫn đang neo ở mức rất cao.

Mức giảm của giá lúa mì trong tuần vừa qua có phần đi lệch so với các yếu tố cơ bản trong một thị trường mà sản lượng thấp hơn so với tiêu thụ. Lần gần nhất thị trường trong tình trạng đó là giai đoạn khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2012, giá lúa mì tăng vọt lên mức hơn 930 cents/giạ.

Trong khi đó đối với thị trường lúa mì, quốc gia xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới là Úc dự kiến sẽ đạt mức sản lượng cao nhất mọi thời đại với 34.4 triệu tấn nhờ vào năng suất cao. Nhờ vào đó mà hoạt động xuất khẩu lúa mì của Úc tháng 10 đạt mức kỷ lục trong vòng 9 năm ở mức 1.48 triệu tấn.

Trong khi đó tại Nga, mức thuế xuất khẩu lúa mì tiếp tục leo tháng, mức thuế tăng rất mạnh cho tuần từ ngày 08/12 đến 14/12. Mức thuế xuất khẩu lúa mì của quốc gia này sẽ tăng thêm 4.1 USD/tấn lên mức 84.9 USD/tấn. Điều này có thể làm giảm đi sự hấp dẫn của lúa mì Nga, các nhà thu mua trên thị trường thế giới có thể sẽ tìm đến các nguồn khác như lúa mì Mỹ, từ đó hỗ trợ giá CBOT.

Về đường

Thị trường chịu các áp lực liên quan đến sản lượng đường tại Ấn Độ (một trong những quốc gia xuất khẩu đường lớn nhất thế giới) tăng 10% so với cùng kỳ năm trước chỉ trong hai tháng đầu vụ 2021 2022.

Trở lại Mỹ, có thể thấy mức sử dụng ngô dùng trong tháng 10 năm 2021 đạt đỉnh, cao hơn so với cùng kỳ năm trước và tăng vọt so với tháng trước. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, đây là mức gia tăng theo chu kỳ, do đó nếu không có gì thay đổi, mức này sẽ sụt giảm trong những tháng tới. Báo cáo về sản lượng ethanol hàng tuần của Mỹ cũng cho thấy điều đó, khi sản lượng hàng tuần đã rơi xuống mức thấp hơn so với giai đoạn trước dịch Covid 19 là năm 2021. Mức giảm sản lượng trong tuần kết thúc ngày 26/11 đạt 44000 tấn, cao hơn so với vùng dự đoán của thị trường là từ 5000 đến 10000 thùng.

Trong tuần trước, Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu quốc gia Trung Quốc báo cáo tồn kho đậu tương Trung Quốc đang ở mức thấp thứ 2 trong năm nay, chỉ cao hơn mức thấp nhất trong tháng 4 10000 tấn đạt 4.19 triệu tấn. Tồn kho dầu đậu tương và khô đậu tương giảm so với tuần trước, trong đó tồn kho khô đậu tương giảm do các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi tăng cường thu mua

Trung Quốc trở lại thu mua đậu tương thị trường Mỹ là tin tức cực nhất trong tuần vừa qua

USDA ghi nhận bán 548.1 nghìn tấn đậu tương Trong đó, 130 nghìn tấn được ghi chính xác điểm đến là Trung Quốc, phần còn lại sang một quốc gia giấu tên. Quốc gia giấu tên này khả năng cao là Trung Quốc bởi Tồn kho đậu tương của Trung Quốc đang ở mức thấp trong bối cảnh nhu cầu đang tăng cao, hai là các nguồn tin từ Reuters cho biết Trung Quốc đã đặt ba đến bốn lô hàng đậu tương từ Vùng Vịnh Mỹ để vận chuyển vào tháng 12 và tháng 1 do giá giảm mạnh trong tuần này. Một nhà kinh doanh xuất khẩu của Mỹ cho biết Trung Quốc đã mua 85% cho nhu cầu tháng 12 và một nửa cho nhu cầu tháng 1.

CNGOIC cũng kỳ vọng Trung Quốc sẽ nhập 9.3 triệu tấn đậu tương trong tháng 12, tăng thêm 300000 tấn so với ước tính trước đó.

Về năng lượng

Mặc dù thị trường có nhiều tin tức, nhưng quan trọng nhất vẫn là những vấn đề liên quan đến quan điểm về sản lượng của nhóm OPEC+ vẫn giữ nguyên không đổi ở mức 400000 thùng/ngày. Thứ hai là các tin tức liên quan đến chủng Covid 19 là Omicron.

Ngoài ra, giới đầu tư nên chú ý đến các thông tin về việc hủy bỏ dự án dầu khí của Công ty dầu khí Hoàng gia Hà Lan Shell hay cuộc đình công tại các mỏ dầu Biến Bắc, được dự kiến là kéo dài dai dẳng từ 6/12 đến 02/22.

Về báo cáo COT

Các quỹ Managed Money đều giảm mạnh vị thế ròng các hợp đồng tương lai trong tuần kết thúc ngày 30/11, đây cũng là tuần xuất hiện thông tin về chủng Covid-19 mới là Omicron. Nhìn chung các quỹ vẫn giữ trạng thái ròng đối với các hợp đồng tương lai họ đậu tương. Xu hướng ngắn vị thế ròng các hợp đồng tương lai đậu tương trong ngắn hạn có thể tiếp tục tăng, trong khi đó đậu tương và khô đậu tương có xu hướng giảm.

Các quỹ đầu cơ đa phần đều giảm mạnh vị thế ròng các hợp đồng tương lai lúa mì, ngô và đường trong tuần xuất hiện các tin tức về chủng Covid-19 mới là Omicron. Các hợp đồng tương lai lúa mì có mức bán tháo các hợp đồng mạnh nhất nhưng vẫn giữ trạng thái mua ròng. Nhìn chung xu hướng ngắn hạn các hợp đồng tương lai đều tăng.

Các quỹ Managed Money đều giảm mạnh vị thế ròng hợp đồng tương lai đồng và dầu thô. Các quỹ đang có xu hướng giảm vị thế ròng.

CÁC SỰ KIỆN CẦN QUAN TÂM TRONG TUẦN NÀY

Trong tuần này, thị trường sẽ đón nhận các tin tức về dữ liệu lạm phát của Mỹ và của Trung Quốc. Bên cạnh đó, là các báo cáo định kỳ từ thị trường nông sản hay thị trường năng lượng. Nhưng đặc biệt cần lưu ý, trong tuần này sẽ có các báo cáo hàng tháng từ cơ quan Cung ứng mùa vụ quốc gia Brazil là CONAB. Quan trọng hơn hết là báo cáo Cung cầu mùa vụ thế giới WASDE tháng 12.

Mức tồn kho cuối vụ Mỹ được dự đoán sẽ tăng cao hơn so với báo trước tháng 11 đối với đậu tương và lúa mì, trong khi đó ngô tăng nhẹ so với tháng trước. Báo cáo khá “bearish” đối với thị trường. Nhìn sang dự báo tồn kho cuối vụ thế giới, ước tính tồn kho cuối vụ đậu tương, ngô và cả lúa mì đều cao hơn so với báo cáo tháng trước. Tạo thêm áp lực cho giá.

Đây là lịch sự kiện trong tuần này.

1. Về từng yếu tố tăng giảm tác động đến từng loại hợp đồng

Đầu tiên là hợp đồng tương lai đậu tương, các yếu tố giảm giá đang áp đảo với tổng sản lượng đậu tương Brazil dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục trong tuần vụ 2021/22, đồng thời thời gian thu hoạch cũng sẽ sớm hơn, một số dự báo cho rằng hoạt động thu hoạch có thể diễn ra trong tháng 12. Điều này sẽ tạo áp lực lên giá đậu tương của Mỹ. Khi xét về giá xuất khẩu và chi phí vận chuyển thì đi từ mỹ sang trung quốc có mức chi phí tương đồng nhau, nhưng đậu tương Brazil sẽ hấp dẫn đối với các nhà ép dầu tại trung quốc hơn nhờ vào hàm lượng protein được cho là cao hơn. Ngoài ra, chính phủ Brazil đã ấn định mức pha trộn nhiên liệu sinh học chỉ ở mức 10% (B10) thay vì 13% so với các dự đoán trước đó, điều này sẽ làm giảm nhu cầu đậu tương nội địa, thúc đẩy quốc gia xuất khẩu nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục xuất hiện lực mua của Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy giá tăng lên trở lại.

Tiếp theo là hợp đồng tương lai ngô, các yếu tố giảm giá vẫn áp đảo khi sản lượng sản xuất ethanol tại mỹ đang bắt đầu có xu hướng giảm, đặc biệt khả năng hạn chế đi lại với sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Ngoài ra, ngô Mỹ không còn hấp dẫn đối với Trung Quốc khi quốc gia này đang bắt đầu có nhiều đơn hàng hơn từ Ukraine, nơi mà sản lượng ngô vụ 2021/22 có thể sẽ bội thu với 38 triệu tấn. Nhưng nếu khô hạn tiếp tục diễn ra tại tại Rio Grande do Sul có thể hạn chế đà giảm của giá ngô. Rio Grande do Sul là bang có sản lượng ngô vụ 1 lớn nhất Brazil, chiếm khoảng hơn 20% tổng sản lượng ngô Brazil

Đối với hợp đồng tương lai lúa mì, các yếu tố tăng giá đã quá rõ ràng khi sản lượng thế giới đang trong tình trạng thấp hơn so với tiêu thụ. Tiếp theo là việc thuế xuất khẩu lúa mì nga tăng, các quốc gia thu mua có thể chuyển hướng sang các thị trường khác bao gồm mỹ. Cuối cùng là, khu vực High Plains của Mỹ với phần lớn lúa mì vụ đông (47% tổng sản lượng của Mỹ) vẫn chịu ảnh hưởng của khô hạn.

Thị trường đường hiện tại, hai yếu tố có thể tác động đến rủi ro giảm giá là việc sản lượng đường Ấn Độ tăng so với cùng kỳ vụ trước. Hai là mối lo ngại rằng biến chủng covid mới Omicron sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng đường do các lệnh di chuyển và nhập cảnh.

Còn đối với các hợp đồng tương lai dầu thô có nhiều yếu tố có thể tác động đến đà tăng trong trung và dài hạn. Đầu tiên là thiếu hụt nhân lực trong mảng khai thác khoáng sản theo báo cáo bảng lương việc làm phi nông nghiệp Mỹ (NFP). Thứ hai là việc đình công kéo dài tại các cơ sở hạ tầng tập đoàn TotalEnergies tại vùng biển bắc (06/12 đến dự kiến 02/2022). Cuối cùng là chính phủ Anh bị tạo áp lực không cấp giấy phép khai thác cho các mỏ dầu mới tại Biển Bắc. Ghi nhận trong năm nay cho thấy nhiều quốc gia OPEC+ vẫn chưa có mức gia tăng đầu tư khai thác hợp lý. Hạn chế mức đầu tư, làm suy giảm nguồn cung trong trung dài hạn.

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

- Hotline: 0286 686 0068

- Website: https://saigonfutures.com/

- Fanpage: Saigon Futures Inc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
SAIGON FUTURES Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả