Thị trường BĐS đã thay đổi, chúng ta cần phải thích ứng theo thị trường
1) Giai đoạn thị trường tăng trưởng nóng
Hơn hai năm qua, tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh, trong khi giá thành bán ra không theo kịp, bên cạnh nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng sụt giảm do túi tiền bị ảnh hưởng, dẫn đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh của họ bị tụt giảm nghiêm trọng.
Trong khi đó, chỉ cần tích trữ tài sản để đó là 2-3 năm qua có thể bù đắp được phần lạm phát và bù đắp luôn phần lợi nhuận sản xuất kinh doanh bị sụt giảm.
2) Khi thị trường đã nguội
Điều này dẫn đến việc, thay vì dùng nguồn vốn doanh nghiệp để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp chỉ duy trì cầm chừng một phần, còn lại nguồn tiền chưa dùng tới bỏ vào bất động sản, chứng khoán, coin
Hiện tại, khi dịch bệnh đã qua, cần nguồn vốn tập trung lại vào sản xuất kinh doanh thì thị trường bất động sản lại đang mất thanh khoản, thị trường chứng khoán và coin thậm chí còn tệ hại hơn, làm rất nhiều chủ doanh nghiệp bị âm vốn sau một thời gian "lãi ảo trên giấy".
Tóm lại, khi thị trường đang "Uptrend" - toàn thị trường gần như ở đâu cũng tăng - thì ai cũng là nhà đầu tư tài năng, ai cũng thắng lợi. Nhưng khi thị trường vào giai đoạn "thủy triều rút", thì chỉ những nhà đầu tư có nền tảng tài chính bền vững, có thu nhập tốt và ổn định từ sản xuất kinh doanh (hoặc làm thuê), đầu tư phần lớn bằng "tiền nhàn rỗi, tiền bỏ heo", kiểm soát tốt đòn bẩy (nếu có) trong khả năng cho phép của "tiền bỏ heo", và sở hữu những tài sản có khả năng thanh khoản tốt mới là những người bình yên đi qua mùa giông bão để hái quả ngọt về sau.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận