Thị trường bất động sản toàn cầu quý 4/2020 ra sao?
Mới đây, công ty tư vấn bất động sản CBRE đã công bố bản báo cáo về khối lượng đầu tư trên toàn cầu trong quý 4/2020. Đáng chú ý, tổng mức đầu tư trong quý 4/2020 đã tăng 84% so với quý 3/2020 nhưng lại giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019.
Mới đây, công ty tư vấn bất động sản CBRE đã công bố bản báo cáo về khối lượng đầu tư trên toàn cầu trong quý 4/2020. Đáng chú ý, tổng mức đầu tư trong quý 4/2020 đã tăng 84% so với quý 3/2020 nhưng lại giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, tổng mức đầu tư trong quý cuối cùng của năm 2020 đã tăng 290 tỷ USD so với quý trước đó. Lý do dẫn đến sự tăng trưởng này là vì sự lạc quan trong việc triển khai vắc-xin phòng chống đại dịch Covid-19 và nhu cầu tăng cao của các nhà đầu tư. Sự tăng trưởng đầu tư diễn ra ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, qua đó trở thành tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản năm 2021.
Châu Mỹ
Khối lượng đầu tư vào châu Mỹ trong quý 4 tăng hơn gấp đôi so với quý 3, đạt mức 114 tỷ USD, qua đó trở thành khu vực dẫn đầu đà phục hồi trên toàn cầu. Mặc dù vậy, con số này vẫn thấp hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, với những gì đã đạt được trong giai đoạn cuối năm qua, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đi lên của thị trường châu Mỹ.
Mỹ với tổng giá trị đầu tư trong quý 4 đạt 135 tỷ USD chiếm 97% tổng mức đầu tư tại khu vực. Con số này đồng thời cũng chiếm 47% tổng sản lượng toàn cầu trong những tháng cuối năm. Tính trung bình cả năm, tổng mức đầu tư tại Mỹ đã giảm 34%, Canada giảm 29%, Brazil giảm 15% và Mexico giảm 57%. Đại dịch Covid-19 là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này tại các nước châu Mỹ.
Dựa trên phân khúc, thị trường nhà ở và công nghiệp là những lĩnh vực có triển vọng phục hồi và phát triển cao nhất. Hai phân khúc này đã chiếm tới 64% tổng vốn đầu tư vào châu Mỹ trong quý 4/2020.
Trong khi đó, lĩnh vực văn phòng dù ghi nhận mức giảm 35% so với cùng kỳ năm trước nhưng lại chứng kiến mức tăng 93% so với quý 3, qua đó ghi nhận thông tin khích lệ. Cuối cùng, sự phục hồi của lĩnh vực bán lẻ và khách sạn sẽ phụ thuộc vào những diễn biến tiếp theo của đại dịch Covid-19.
Châu Âu
Tổng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản châu Âu trong quý 4/2020 đạt mức 109 tỷ USD, tăng 84% so với quý trước đó. Con số này đã nâng tổng mức đầu tư vào thị trường châu Âu trong năm 2020 lên 329 tỷ USD, giảm 17% so với năm 2019. Đây là mức giảm nhỏ nhất so với khu vực châu Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương.
Đức, Anh và Hà Lan là những quốc gia dẫn đầu sản lượng đầu tư tại châu Âu trong quý cuối cùng của năm 2020. Trong khi đó, Đan Mạch, Thụy Sĩ và Na Uy là ba quốc gia hiếm hoi có tổng mức đầu tư trong năm 2020 cao hơn năm 2019. Các chính sách giãn cách xã hội sẽ là yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường châu Âu trong thời gian tới.
Tương tự như tại khu vực châu Mỹ, thị trường nhà ở và công nghiệp là hai phân khúc chiếm được nhiều sự tin tưởng của các nhà đầu tư nhất. Mặc dù có lợi suất thấp, nhưng hai lĩnh vực này lại đem đến tiềm năng tăng trưởng về giá thuê và có mức độ rủi ro thấp trong bối cảnh thị trường không chắc chắn.0
Trong khi đó, lĩnh vực bán lẻ và văn phòng tuy chứng kiến mức giảm so với năm 2019 nhưng đã chứng kiến sự ổn định trong quý cuối cùng của năm 2020. Ngược lại, khách sạn là phân khúc chịu thiệt hại nặng nề nhất. Các chuyên gia thậm chí còn dự đoán doanh số của phân khúc khách sạn sẽ còn giảm mạnh hơn trong năm 2021.
Châu Á – Thái Bình Dương (APAC)
APAC tiếp tục chứng minh sự hiệu quả trong việc phòng chống đại dịch Covid-19 đã tác động tích cực đến thị trường bất động sản như thế nào. Tổng mức đầu tư vào khu vực này trong quý cuối cùng của năm 2020 đạt 36 tỷ USD, là khu vực duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng ngang bằng so với cùng kỳ năm 2019.
Các nhà đầu tư đã đặt niềm tin vào thị trường văn phòng tại Hồng Kông, Sydney, Thượng Hải và Tokyo, qua đó đưa ba quốc gia gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Úc dẫn đầu khu vực trong thời điểm cuối năm. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bất động sản Hàn Quốc cũng là điểm nhấn trong khu vực. Một quốc gia chịu nhiều thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra là Ấn Độ bất ngờ trở thành một thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư tổ chức với mức tăng trưởng đầu tư trong năm 2020 cao hơn 11% so với năm 2019.
Khác với châu Mỹ và châu Âu, phân khúc văn phòng mới là hướng đầu tư chủ đạo tại khu vực APAC trong năm qua. Tổng mức đầu tư vào phân khúc này chiếm tới 57% tổng lượng đầu tư bất động sản tại APAC. Dự kiến nhu cầu đối với phân khúc này sẽ tiếp tục tăng cao vào năm 2021 bất chấp tác động từ đại dịch Covid-19.
Bất động sản logistics cũng ghi nhận sự tăng trưởng cao trong năm 2020 tại APAC. Chênh lệch lợi suất đang thu hẹp giữa tài sản văn phòng và tài sản hậu cần. Một số nhà đầu đang chuyển sang phát triển công trường xanh để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
Lĩnh vực bán lẻ và khách sạn bắt đầu có dấu hiệu phục hồi ở Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng các nhà cho vay nhìn chung vẫn thận trọng. Tổng mức đầu tư đối với hai phân khúc này giảm lần lượt 43% và 69%. Các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội tại những thị trường có lượng khách du lịch nội địa lớn như Nhật Bản, Úc và Trung Quốc.
Dự báo Đầu tư Thương mại năm 2021
CBRE cho biết triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2021 là tương đối tích cực đối với hầu hết các nền kinh tế. Với tốc độ phục hồi như hiện tại, các chuyên gia dự kiến mức đầu tư sẽ trở lại bình thường trong năm 2021, đặc biệt là vào nửa cuối năm khi người lao động và khách du lịch có thể đi lại như bình thường. Các chuyên gia của CBRE ước tính tổng mức đầu tư trong năm 2021 sẽ tăng từ 15% - 20%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận