Thị trường bất động sản Bắc Giang phục hồi giữa tâm dịch
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 xuất hiện ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội, thị trường BĐS cả nước rơi vào trầm lắng. Tuy nhiên, tại Bắc Giang lượng giao dịch vẫn tăng cho thấy tín hiệu tích cực của sự phục hồi.
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 xuất hiện ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội, thị trường bất động sản cả nước rơi vào trầm lắng. Tuy nhiên, tại Bắc Giang lượng giao dịch vẫn tăng cho thấy tín hiệu tích cực của sự phục hồi.
Trong quý I/2021 thị trường bất động sản Bắc Giang phát triển sôi động, số lượng giao dịch tăng lên, tập trung chủ yếu đất nền, quý I/2021 có 78 căn nhà và 629 lô đất được giao dịch thành công, giao dịch bất động sản tăng hơn 70% so với quý I/2020.
Theo thông tin công bố quý I/2021 về nhà ở và thị trường bất động sản Bắc Giang có 68 các dự án kinh doanh bất động sản.
Cụ thể, có 7 dự án phát triển nhà ở thương mại với tổng diện tích sàn là 212.299m2 và 2.741 căn. Đối với nhà ở xã hội có 05 dự án có tổng diện tích sàn là 473.236m2 và 6.090 căn. Đối với khu đô thị, khu dân mới có 56 dự án, đa số các dự án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Chủ đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Sở Xây dựng đã cấp giấy phép xây dựng cho 2 khu đô thị mới, khu dân cư và 1 dự án khu nhà ở xã hội dành cho công nhân.
Do dịch Covid-19 trở lại đã ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội, trong quý II/ 2021, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng giảm so với cùng kỳ dẫn tới thị trưởng bất động sản giảm.
Trong quý II/2021, trên địa bàn có 69 các dự án kinh doanh bất động sản. Cụ thể, Sở Xây dựng đã có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai cho 8/8 dự án phát triển nhà ở thương mại. Tổng số căn là 2.456 với tổng diện tích sàn là 222.561,7m2 và số nhà ở riêng lẻ là 93 căn với tổng diện tích sàn là 37.608,4m2.
Đối với nhà ở xã hội có 5 dự án với tổng diện tích sàn là 473.236m2 và 6.090 căn. Đối với khu đô thị, khu dân mới có 56 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư và phê duyệt kết quả lựa chọn chủ đầu tư.
Đồng thời, Sở Xây dựng đã cấp giấy phép xây dựng cho 3 khu đô thị mới, khu dân cư và 1 dự án nhà ở.
Trong quý III/2021, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 69 các dự án kinh doanh bất động sản; trong đó, có 12 dự án phát triển nhà ở thương mại. Tổng số căn là 6.806 căn hộ với tổng diện tích sàn là 463.989m2 và số nhà ở riêng lẻ là 291 căn với tổng diện tích sàn là 143.964m2.
Đối với nhà ở xã hội có 6 dự án có tổng diện tích sàn là 802.096m2 và 12.228 căn hộ. Đối với khu đô thị, khu dân mới có 56 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư và phê duyệt kết quả lựa chọn chủ đầu tư. Đồng thời, Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho 1 khu dân cư.
Nhiều chuyên gia nhận định, thời điểm quý I/2021 Bắc Giang là tâm điểm của thị trường bất động sản, là vùng trũng của dòng tiền đầu tư. Trong bối cảnh giãn cách do dịch bệnh, thị trường giao dịch bị đứt gãy thì sự sôi động vẫn xuất hiện đâu đó ngay trong tâm dịch. Bằng chứng là trong những tháng cuối năm 2021, các chương trình mở bán online vẫn thu hút hàng trăm khách hàng và nhà đầu tư tham gia. Các phiên đấu giá đất được khởi động lại với số lượng tham gia đông đảo, nhiều lô đất được trả giá cao gấp đôi giá khởi điểm.
Để đánh giá toàn diện hơn về thị trường đầy tiềm năng này, Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Đào Công Hùng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Giang để có cái nhìn sâu sắc về toàn cảnh bức tranh thị trường bất động sản Bắc Giang trong năm 2021.
PV: Được biết, ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, lượng giao dịch tại địa phương tăng, các phiên đấu giá đất được khởi động lại với số lượng tham gia đông đảo, nhiều lô đất được trả giá cao gấp đôi giá khởi điểm. Vậy Sở Xây dựng Bắc Giang đã có những giải pháp như thế nào để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định và lành mạnh?
Với những giải pháp nêu trên, chúng tôi tin tưởng rằng thị trường bất động sản Bắc Giang sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
Dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng thị trường bất động sản Bắc Giang được đánh giá có nhiều điểm sáng.
PV: Trở lại với vấn đề phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang được dư luận quan tâm thời gian gần đây, tại Bắc Giang công tác “an sinh xã hội” này đã được triển khai như thế nào? Đặc biệt trong cách làm mới, mô hình nhà ở tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại thời điểm dịch Covid-19 bùng phát đã phát huy hiệu quả ra sao?
Vì vậy, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 629/QĐ-UBND ngày 24/6/2021 phê duyệt Đề án Phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong năm 2021, UBND tỉnh đã chấp thuận 4 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân. Hiện nay, toàn tỉnh có 7 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân với khoảng 13.491 căn hộ cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp, tổng diện tích sàn ước khoảng 756.213m2. Sau khi hoàn thành các dự án, có thể đáp ứng chỗ ở cho khoảng 54.850 công nhân.
Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, dịch Covid-19 xâm nhập vào các khu công nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất công nghiệp, khiến nhiều nhà máy bị phong tỏa, người lao động phải ngừng việc hoặc mất việc làm.
Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương và cả nước, Bắc Giang đã nghiên cứu, xây dựng mô hình “sản xuất để chống dịch, chống dịch để sản xuất”. Đến nay, hoạt động sản xuất cơ bản được khôi phục và nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường, thích ứng an toàn, linh hoạt đồng thời bảo đảm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh.
Mô hình “vừa chống dịch, vừa sản xuất” tại Bắc Giang đã ghi nhận sự “hồi sinh” chưa từng có trong lịch sử với hàng trăm doanh nghiệp được an toàn trở lại sản xuất, đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cụ thể, trong thời gian tạm dừng hoạt động, chính quyền tỉnh đã cùng với doanh nghiệp thiết kế lại công tác phòng, chống dịch trong từng nhà máy sao cho bảo đảm phòng dịch, về lâu dài phải thích ứng để sống chung với dịch. Phương án đưa ra là tổ chức sản xuất bên trong bằng cách chia nhỏ các bộ phận làm việc để trường hợp có dịch thì chỉ dừng từng bộ phận chứ không phải đóng toàn bộ nhà máy.
Các doanh nghiệp sản xuất trở lại sử dụng người lao động đã được cơ quan y tế và chính quyền địa phương nơi thường trú, tạm trú xác nhận đã kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch và hoạt động sản xuất phải luôn đảm bảo các điều kiện nghiêm ngặt về an toàn dịch bệnh.
Mô hình “vừa chống dịch vừa sản xuất” tại Bắc Giang đã ghi nhận sự “hồi sinh” chưa từng có trong lịch sử.
Công nhân đủ điều kiện quay trở lại sản xuất sẽ được bố trí ở tại doanh nghiệp hoặc ký túc xá riêng biệt của doanh nghiệp. Công nhân ngoài nơi làm việc và nơi lưu trú tập trung không được tiếp xúc cộng đồng.
Trước khi tổ chức sản xuất trở lại, doanh nghiệp bố trí đón công nhân đến nơi ở tập trung của doanh nghiệp ít nhất 3 ngày trước khi làm việc và thực hiện lấy mẫu dịch tễ, xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ lao động. Các doanh nghiệp cũng phải bố trí phương tiện đưa, đón người lao động từ ký túc xá đến nơi làm việc và từ nơi làm việc trở về ký túc xá, đồng thời thực hiện xét nghiệm tầm soát Covid-19 liên tục đối với toàn bộ công nhân.
Với mô hình này, công nhân được quản lý khép kín từ công ty đến khi về nơi ở để đảm bảo an toàn ở mức tối đa trong sản xuất, giảm áp lực cho chính quyền, gia tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe cho công nhân.
PV: Với vị trí địa lý chiến lược, sở hữu hạ tầng phát triển và có quỹ đất dồi dào, Bắc Giang nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều “gã khổng lổ” như: JA Solar, Sumimoto, Foxconn, Luxshare… Ông nhìn nhận như thế nào về tiềm năng phát triển bất động sản công nghiệp tại địa phương?
Bắc Giang cũng là tỉnh thu hút vốn đầu tư nhiều nhất khu vực miền Bắc, với 6 khu công nghiệp quy mô gần 1.500ha. Đáng chú ý, khi mới đây Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung thêm 3 khu công nghiệp với quy mô lên đến hơn 800ha và mở rộng diện tích một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Dự báo sự phát triển của công nghiệp khiến tốc độ nhập cư tại Bắc Giang ngày càng gia tăng, đặc biệt nhu cầu về nhà ở, khu vui chơi giải trí phục vụ các chuyên gia, người lao động nước ngoài đến sinh sống, làm việc tại các khu công nghiệp là rất lớn.
Đồng nghĩa với việc Bắc Giang hoàn toàn lạc quan khi chuẩn bị cho một giai đoạn mới với thị trường bùng nổ, có nhiều cơ hội đầu tư cho các loại hình và phân khúc của thị trường. Những yếu tố đó sẽ là động lực để bất động sản công nghiệp Bắc Giang cất cánh.
PV: Ngoài bất động sản công nghiệp, tiềm năng thị trường còn rất lớn khi Bắc Giang sở hữu nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Tây Yên Tử, Hồ Khuôn Thần, Suối Mỡ, Hồ Cấm Sơn… để phát triển bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Loại hình này cũng đang trở thành mũi nhọn kinh tế tại nhiều địa phương, tuy nhiên tại Bắc Giang còn nhiều hạn chế, ông có dự báo như thế nào về việc phát triển loại hình này trong tương lai?
Mới đây, UBND tỉnh đã và đang triển khai theo kế hoạch như: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị nghỉ dưỡng Đồi Ngô 1 (huyện Lục Nam) với quy mô 60ha, đồ án Quy hoạch phân khu Khu du lịch nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn), Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (huyện Sơn Động và Yên Dũng), phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang (huyện Lục Nam), Dự án sân gofl Yên Dũng, Dự án sân gofl Việt Yên.
Bắc Giang cũng đang tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Trong tương lai, tiềm năng phát triển bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đầy hứa hẹn và sẽ có nhiều nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào các dự án lớn, xây dựng các nhà hàng, khách sạn cao cấp, các công trình văn hóa, thể thao gắn với phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.
PV: Bắc Giang là một trong những địa phương khá nhanh nhạy trong việc phê duyệt các thủ tục hành chính liên quan đến bất động sản. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp Bắc Giang thu hút khá nhiều nhà đầu tư lớn tham gia thị trường. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại việc ồ ạt phê duyệt cùng lúc nhiều dự án mới sẽ “lợi bất cập hại” khi thời gian qua đã chứng kiến những hệ lụy như hiện tượng “bán lúa non” cùng với đó là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chậm tiến độ… những vấn đề từng gây khiếu kiện kéo dài và phức tạp tại địa phương. Vậy giải pháp cụ thể giải quyết những tồn tại này là gì?
Bên cạnh đó, có hiện tượng “sốt đất ảo” chủ yếu do các nhóm “cò” mua bán trao tay nhau, đẩy giá lên rất cao; các trang mạng xã hội giao bán đất nền khi dự án chưa đủ điều kiện kinh doanh bất động sản. Việc này có khả năng phát sinh tranh chấp về mặt pháp lý, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp ảnh hưởng đến trật tự xã hội và môi trường đầu tư kinh doanh. Do vậy, để khắc phục vấn đề này, Sở Xây dựng đề xuất một số giải pháp như sau:
Thị trường Bất động sản Bắc Giang lạc quan khi bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ.
Ðể nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư, cần ưu tiên các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn, có đủ năng lực, khả năng tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường để thực hiện dự án. Các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư kinh doanh bất động sản đảm bảo chất lượng, uy tín và tâm huyết với công cuộc xây dựng.
Trân trọng cảm ơn ông về những chia sẻ hữu ích!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận