Thị trường bán lẻ Việt Nam: Mảnh đất màu mỡ
Trong 10 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ Việt Nam đã trở thành thị trường bán lẻ đứng 6 trên tổng số 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Năm 2010, doanh bán lẻ chỉ đạt 1.272 nghìn tỷ đồng thì năm 2019 đã tăng lên 3.751 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kép của thị trường bán lẻ lên tới 13,9%/năm trong suốt giai đoạn này, gấp 2,21 lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP.
Xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ
Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện kênh truyền thống vẫn đem lại doanh thu chính cho các doanh nghiệp bán lẻ. Mặc dù vậy với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thương mại điện tử đang cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo báo cáo thương mại điện tử (TMĐT) của Google, Temasek và Bain&Company, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam trung bình trọng giai đoạn 2015 – 2019 lên tới 38%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ của ngành bán lẻ là 10,9%/năm. Dự báo năm 2025, quy mô TMĐT của Việt Nam sẽ đạt ngưỡng 43 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2020 – 2025 đạt 23,7%, cao nhất trong khối các nước ASEAN.
Sự mở rộng của siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini/cửa hàng bách hóa đang là điểm đến hấp dẫn người tiêu dùng Việt vốn ngày càng coi trọng sự thuận tiện, vệ sinh an toàn và dịch vụ tốt hơn. Báo cáo nghiên cứu thị trường của Kantar Worldpanel và Nielsen điều cho thấy người mua sắm Việt Nam giảm dần thói quen mua sắm ở chợ truyền thống và chọn đến các cửa hàng tiện lợi hoặc minimart thường xuyên hơn. Chính vì vậy mà số lượng cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini/cửa hàng bách hóa ghi nhận sự bùng nổ trong những năm gần đây. Đặc biệt trong năm 2020, số lượng cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini đã tăng 60% so với năm 2019 lên 3.972 cửa hàng. Hiện nhu cầu mua sắm tại các kênh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam hiện chỉ chiếm 20% - 25% chi tiêu tiêu dùng, thấp hơn so với Philippines là 33%, Thái Lan là 34%, Trung Quốc là 51%, Malaysia 60% và Singapore là 90% cho thấy dư địa cho việc phát triển các cửa hàng quy mô nhỏ còn rất lớn.
Covid-19 tác động tiêu cực tới ngành bán lẻ trong ngắn hạn
Doanh số bán lẻ suy giảm. Trong 11T.20, doanh số bán lẻ toàn thị trường đạt 3.625 tỷ, chỉ tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây phản ánh những tác động tiêu cực mà Covid-19 mang lại. Trong tháng 4, doanh số bán lẻ suy giảm mạnh 15,3%YoY do cả nước thực hiện giãn cách xã hội 14 ngày. Tuy nhiên chúng tôi nhận sự tốc độ tăng trưởng của doanh số bán lẻ đã nhanh chóng tăng trở lại ngay tháng 5 và hiện đã duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong hai tháng 10 và 11.
Hành vi người tiêu dùng thay đổi. Theo khảo sát của Nielsen, sau khi dịch bệnh xuất hiện, người tiêu dùng có xu hướng tăng cường mua sắm các sản phẩm thông qua các cửa hàng online với 25% người được hỏi sử dụng nhiều hơn, trong khi đó đối với các kênh siêu thị và chợ truyền thống đều có tới trên 60% trả lời sẽ sử dụng ít hơn. Báo cáo FCMG của Kantar Worldpanel cũng cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị của kênh mua sắm online và siêu thị mini. Chúng tôi cho rằng sự dịch chuyển tiêu dùng từ chợ truyền thống qua các kênh cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini và Online là xu hướng tất yếu, Covid-19 dường như đang thúc đẩy sự chuyển đổi này diễn ra nhanh hơn.
Triển vọng dài hạn của ngành bán lẻ Việt Nam được dự báo tích cực.
GDP tăng trưởng cao và lạm phát ổn định. Trước ảnh hưởng của Covid-19, Việt Nam là một trong số ít những nước có tăng trưởng GDP dương trong năm 2020. Theo IMF dự báo, GDP việt Nam năm nay có thể đạt 2,4% trước khi tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2021 với 6,5%. Đồng thời lạm phát tiếp tục duy trì ở mức dưới 4%.
Sự gia tăng mạnh của tầng lớp trung lưu. Theo tính toán của công ty tư vấn Boston Consulting Group thì tầng lớp trung lưu và giàu có Việt Nam năm 2020 sẽ có khoảng 33 triệu người, tương đương 34% tổng dân số. Như vậy mức tăng trưởng nhóm tầng lớp trung lưu và giàu có của Việt Nam sẽ là 12,9%/năm và là mức cao nhất so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, 40% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 24, là độ tuổi có tiêu dùng lớn. Đây là một tín hiệu phát triển đường dài rất tích cực của ngành bán lẻ trong nước.
Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu của United Nations, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam năm 2020 là 37,3%, thấp hơn nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đô thị hóa lại ở mức cao nhất giai đoạn 2015 – 2020 với 2,98%/năm. Dự kiến giai đoạn 2020 - 2050, dân số thành thị tại Việt Nam sẽ tăng trưởng gộp 1,44%/năm, nâng tỷ lệ độ thị hóa vào năm 2050 lên 57,3%. Sự gia tăng nhanh của tầng lớp bán lẻ sẽ giúp tăng tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại, một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của ngành bán lẻ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận