Thị trường ảnh hưởng ra sao khi "ông lớn" bất động sản Trung Quốc nộp đơn bảo hộ phá sản
Dấu hiệu căng thẳng tài chính tại một công ty quản lý tài sản lớn ở Trung Quốc đang khiến giới đầu tư lo lắng về rủi ro dây chuyền.
Evergrande, một tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc, vừa nộp đơn xin phá sản tại Mỹ.
Còn Zhongzhi Enterprise Group - một tập đoàn tài chính khổng lồ ở Trung Quốc - cũng tuyên bố với các nhà đầu tư sẽ tiến hành tái cấu trúc nợ, kèm theo đó, phá sản cũng là một lựa chọn.
Lĩnh vực tín thác của Trung Quốc có tổng giá trị 2.900 tỉ USD tính đến 31.3. Từ lâu, đây đã là nguồn tài trợ cho các nhà phát triển bất động sản cũng như nhiều doanh nghiệp khác để đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các tài sản khác.
Nhà phân tích Xiaoxi Zhang tại Gavekal Research nhận định, Zhongzhi là "một hộp đen", không công bố thông tin định kỳ và một bộ phận nhà đầu tư còn không biết doanh nghiệp này đang góp vốn vào loại tài sản nào.
Những thông tin về Country Garden Holdings và Zhongzhi đã làm dấy lên lo ngại về hệ thống ngân hàng ngầm của Trung Quốc cũng như mối liên hệ mật thiết của hệ thống này với lĩnh vực bất động sản.
“Điều đáng lo ngại là ‘thời điểm Lehman’ đang vẫy gọi, đe dọa khả năng thanh toán của hệ thống tài chính Trung Quốc” - bà Zhang phân tích.
Bên cạnh đó, giá của nhiều cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp của Trung Quốc đã sụt giảm trong tháng này.
Giới chuyên gia từ lâu đã tranh luận, liệu tình hình hiện tại có giống với câu chuyện năm 2008 với sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers hay không. Nếu trở thành sự thật, sẽ có những quân domino khác cũng bị kéo theo.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Ủy thác Trung Quốc, các quỹ ủy thác ở Trung Quốc vẫn có số tiền tương đương khoảng 155 tỉ USD đầu tư vào lĩnh vực bất động sản vào cuối quý I/2023.
Một số quỹ ủy thác được lập ra để cho các công ty bất động sản vay. Zhongrong sẽ cho các doanh nghiệp này vay với lãi suất cao hơn ngân hàng. Đổi lại, tài sản thế chấp là cổ phần trong các công ty con.
“Hỗ trợ nền kinh tế là trách nhiệm và cơ hội, niềm tin trong kỷ nguyên mới” - một khẩu hiệu trên website tiếng Anh của Zhongrong nêu.
Theo báo cáo thường niên của công ty, vào năm 2020, các quỹ ủy thác của Zhongrong có 18% tài sản thuộc lĩnh vực bất động sản.
Về pháp lý, các công ty ủy thác không có nghĩa vụ phải bồi thường cho các nhà đầu tư. Song theo S&P, lĩnh vực này vẫn phải đối mặt với áp lực "bù đắp toàn bộ khoản đầu tư của khách hàng” nếu sản phẩm không đi vào hoạt động.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận