Thép – Triển vọng tăng trưởng cả thị trường nội địa và xuất khẩu
• Đầu tư công sẽ đóng vai trò trụ đỡ cho ngành thép trước khi thị trường bất động sản dân dụng phục hồi. Việt Nam vẫn đặt mục tiêu đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng, qua đó trực tiếp tác động tích cực, đặc biệt cho các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng như HPG khi tỷ trọng thép trong các công trình như cao tốc, sân bay, cảng biển… có thể chiếm đến ~10% chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Thị trường thép toàn cầu phục hồi chậm hơn dự kiến do kinh tế Trung Quốc suy yếu
• Sản lượng tiêu thụ thép toàn cầu trong năm 2023 chỉ đạt 1.72 tỷ tấn (+0.5% CK), thấp hơn 3% so với kỳ vọng từ cuối năm 2022. Chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chính dẫn đến tiêu thụ thép tăng trưởng thấp hơn so với kỳ vọng chủ yếu đến từ sự suy yếu của thị trường bất động sản Trung Quốc, vốn đang vật lộn với cơn bão dư cung nhà ở. Tính riêng sản lượng tiêu thụ thép của Trung Quốc trong 11T2023 chỉ đạt 952 triệu tấn (+1.5% CK). Trong số các nước nằm trong top 10 tiêu thụ và sản xuất thép lớn nhất thế giới, duy nhất Ấn Độ với chính sách thúc đẩy đầu tư công mạnh mẽ đã giúp ngành thép nước này tăng trưởng hai chữ số. Sản lượng thép nội địa của Ấn Độ trong 11T2023 đạt 128 triệu tấn (+12.1% CK).
• Ngoài ra, sự suy yếu của kinh tế thế giới cũng làm suy yếu nhu cầu của thép xây dựng. Duy nhất chỉ có thị trường thép chịu lực dành cho các sản phẩm ô tô tiếp tục tăng trưởng về giá trị, ước đạt 113 tỷ USD (+5.5% CK) trong năm 2023 (theo Research & Market). Chúng tôi nhận thấy có sự chuyển dịch mạnh ở các nhà sản xuất thép lớn trên thế giới như JFE, Posco, Arcelo, US Steel... khi các nhà sản xuất đang tạm ngưng đầu tư các dòng sản phẩm thép xây dựng, tập trung cho các dòng thép cường lực, qua đó giảm áp lực cạnh tranh cho các nhà sản xuất thép xây dựng nội địa như HPG, NKG, HSG.
Thị trường xuất khẩu thép Việt Nam phục hồi
• Trong 11T2023, sản lượng thép và tôn mạ của các thành viên trong Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) tiếp tục sụt giảm trong bối cảnh thị trường bất động sản nội địa khủng hoảng, nhưng những dấu hiệu tích cực đã quay trở nhờ thị trường xuất khẩu và các dự án đầu tư công. Sản lượng tiêu thụ toàn ngành 11T2023 đạt 23.7 triệu tấn (-5.6% CK, theo VSA).
• Ngành thép năm 2023 diễn biến tích cực hơn nhờ sự ngược dòng của thị trường xuất khẩu. Dựa trên số liệu tổng cục Hải Quan, tổng sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam đạt 9.14 triệu tấn (+30.7% CK), giá trị xuất khẩu đạt 6.95 tỷ USD. Theo VSA, sản lương bán hàng mảng xuất khẩu trong 10T2023 đạt 5.3 triệu tấn (+26.1% CK). Trong đó, xuất khẩu HRC tăng trưởng mạnh nhất, đạt 2.83 triệu tấn (+300% CK). Ngược lại, xuất khẩu thép xây dựng sụt giảm 27% CK do sự thị trường bất động sản Trung Quốc đang vẫn tiếp đà suy giảm, nhu cầunhập khẩu các dòng phôi thép từ Việt Nam cũng sụt giảm đồng pha.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận