Thêm doanh nghiệp xuất khẩu ống thép đủ điều kiện tự xác nhận
Thêm một doanh nghiệp xuất khẩu ống thép Việt Nam sơ bộ đủ điều kiện tự xác nhận để không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.
Chiều ngày 23/9, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc rà soát biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đang áp dụng với Trung Quốc theo đề nghị của 1 doanh nghiệp xuất khẩu ống thép Việt Nam. Giai đoạn rà soát từ 1/8/2022 đến 31/7/2023.
Tại kết luận sơ bộ, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhận định doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu hàng hóa thuộc phạm vi của lệnh áp thuế với Trung Quốc và đủ điều kiện tham gia cơ chế tự xác nhận để không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.
Thêm một doanh nghiệp xuất khẩu ống thép Việt Nam sơ bộ đủ điều kiện tự xác nhận để không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.
Theo đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến ban hành kết luận cuối cùng đối với vụ việc rà soát muộn nhất là 120 ngày kể từ ngày công bố kết luận sơ bộ (dự kiến ngày 11/1/2025). Nếu kết luận cuối cùng không thay đổi, doanh nghiệp trên sẽ được tham gia cơ chế tự xác nhận cho tất cả các lô hàng xuất khẩu trong tương lai.
Cùng với vụ việc trên, mới đây, Canada ban hành Bản tuyên bố lý do đối với kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra áp dụng thuế điều tra chống bán phá giá (CBPG) với mặt hàng dây thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam (WR 2024 IN).
Theo Cục Phòng vệ Thương mại, ngày 19/9/2024, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành Bản tuyên bố lý do (Statement of Reasons) đối với kết luận cuối cùng liên quan tới vụ việc điều tra CBPG mặt hàng dây thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam (WR 2024 IN). Sản lượng nhập khẩu và mức thuế cụ thể cho từng DN của Việt Nam như sau:
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Canada chưa xác định biên độ bán phá giá cho các nhà xuất khẩu khác của Việt Nam do các nhà xuất khẩu khác của Việt Nam không xuất khẩu trong thời kỳ điều tra.
Trong trường hợp Tòa án thương mại quốc tế Canada (CITT) kết luận rằng có thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước, CBSA sẽ tiến hành áp thuế chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu theo mức biên độ bán phá giá đã xác định. Trong trường hợp này, mức thuế chống bán phá giá dành cho các doanh nghiệp Việt Nam khác, bao gồm cả doanh nghiệp sẽ bắt đầu xuất khẩu sang Canada là 38,1%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận